20+ bài thuốc phòng cảm lạnh – chữa cảm cúm

20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

Có rất nhiều bạn mail về hòm mail của linhdan.vn hỏi về các bài thuốc giải cảm hay bài thuốc phòng cảm lạnh và chữa cảm cúm. Linhdan.vn có tổng hợp lại ở các sách và tạp chí đông y chia sẻ cho mọi người hơn 15 bài thuốc phòng cảm lạnh và chữa cảm cúm tại nhà. Riêng bản thân tôi cũng đã áp dụng những cách này để phòng bệnh và chữa trị cho mọi người trong gia đình thấy rất hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hay chat với tôi theo địa chỉ cuối bài viết 

20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

Các loại trà là khắc tinh của cảm lạnh và cảm cúm

1. Trà Bạc hà

Một vài ngụm trà bạc hà sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn. Tinh dầu bạc hà có tác dụng giảm đau nhẹ ở cổ họng, ức chế ho (đó là lý do tại sao bạc hà được tìm thấy trong nhiều phương thuốc trị ho). Ngoài ra, các nhà khoa học từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo rằng khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, người ta thấy rằng bạc hà có hoạt tính kháng khuẩn và kháng vi-rút đáng kể.

Trà bạc hà - 20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

XEM THÊM : Đồ uống bổ thận

2. Trà Hoa cúc

Trà hoa cúc (trà bông cúc) là loại nước hãm, sắc làm từ hoa cúc hoa trắng (Chrysanthemum morifolium) hoặc cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum). Loại trà này được sử dụng phổ biến nhất là ở Đông Á. Người ta ngâm hoa cúc đã được sấy hoặc phơi khô vào nước nóng ở nhiệt độ khoảng 90-95 °C (sau khi đun sôi), có thể thêm ít đường vào để uống. Hoa cúc khô đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ có tác dụng giúp dễ đi vào giấc ngủ – flavonoid có trong hoa cúc có tác dụng làm dịu. Cũng có một số bằng chứng cho thấy trà hoa cúc có tác dụng chống viêm.

Y học cổ truyền thường dùng trà hoa cúc giúp làm ấm, chữa cảm lạnh hoặc phong hàn, sốt cao, nhức đầu… Trà này có tính mát nên có thể hạ sốt hiệu quả. Sau 2 giờ uống trà này, bệnh cảm và các triệu chứng kèm theo sẽ được cải thiện nhanh chóng.

3. Trà Cúc dại tím

Cúc dại tím (Echinacea) thường được dùng để điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng Echinacea như một chất bổ sung có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh tới 58% và giảm thời gian bị cảm lạnh hơn một ngày.

4. Trà Gừng

Trà gừng giúp làm dịu cổ họng – thành phần hoạt tính sinh học trong đó hoạt động như chất chống viêm và có thể ức chế vi sinh vật. Nếu bạn bị cảm lạnh và buồn nôn thì trà gừng là một thức uống lý tưởng sẽ giúp bạn giảm cả hai tình trạng này.

Trà gừng - 20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

5. Quả cơm cháy

Giống như các loại quả mọng nhỏ khác, cơm cháy chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Cơm cháy có hàm lượng polyphenol cao hơn quả nam việt quất và quả việt quất. Các nghiên cứu cho thấy xirô cơm cháy và chiết xuất của nó có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Các bạn có thể xem thêm các loại trà: Hương trà thái

Các bài thuốc xông giải cảm – điều trị cảm cúm

6. Bài thuốc xông giải cảm theo dân gian

  • Cách làm

Nguyên liệu: lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu, bạc hà, tía tô mỗi thứ một nắm to.
Cách nấu lá xông: tất cả rửa sạch cho vào nồi đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa sôi khoảng 10-15 phút thì bắc ra, khi nào chuẩn bị xông thì cho bạc hà vào đun tiếp cho sôi trở lại.

Cách xông: Chọn nơi kín đáo không có gió thổi, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, không nên để quá đột ngột cơ thể dễ bị sốc, xông khi nào mồ hôi ướt đầm chảy ròng ròng mới thôi. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước tắm nhanh rồi lau khô, chú ý nên để nước tắm ở nhiệt độ ấm, sau đó mặc quần áo, đắp chăn nằm nghỉ. Có thể ngày làm 1 lần vài ngày.

Bài thuốc xông dân gian - 20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

  • Tác dụng của lá xông

Lá tre giải nhiệt, thanh tâm, tiêu đờm, khiến mồ hôi ra, sát khuẩn, cảm sốt. Sả làm cho ấm bụng tiêu hóa, sát khuẩn, khử uế, tiêu đờm, cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, nôn mửa, ho.
Lá bưởi giải cảm, tiêu thực, trị sốt ho, nhức đầu.
Ngải cứu cầm máu, điều hòa khí huyết.
Hương nhu trị cảm nắng, sốt nóng, nhức đầu, làm cho ra mồ hôi.
Bạc hà sát khuẩn ngoài da và tai mũi họng, chống viêm. Nước xông bạc hà trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau họng.
Tía tô khu phong trừ hàn, trị cảm mạo.

  • Lưu ý

Trong quá trình xông đề phòng bỏng. Lưu ý không xông khi đang sốt cao hoặc đang bị hôn mê. Không sử dụng cách này cho trẻ nhỏ và người không điều khiển được hành vi sử dụng phương pháp này.

Bệnh cảm lạnh là bệnh rất dễ mắc. Chính vì thế để ngăn ngừa bệnh nên chú ý giữ gìn sức khỏe trong những ngày thời tiết thay đổi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất và hợp vệ sinh để tăng cường sức đề kháng, giữ vệ sinh thân thể và môi trường xung quanh ngăn không cho vi khuẩn phát triển.

XEM THÊM: Cách phòng chống covid và hỗ trợ điều trị covid tại nhà

Bài 7: Nước hãm gừng tươi tía tô

Nước hãm gừng tươi tía tô: lá tía tô 30g, gừng tươi 15g, sắc hãm 15 phút, gạn nước thêm đường uống. Dùng cho người bị ngoại cảm phong hàn nôn, đau bụng.

Bài 8: Ngũ thầm thang

Ngũ thầm thang: gừng tươi, kinh giới, tử tô diệp, trà, lượng thích hợp cùng đem sắc lấy nước, thêm đường đỏ khuấy đều, uống. Dùng cho người ngoại cảm phong hàn (cảm cúm).Cháo hành gừng rất tốt cho người bị cảm phong hàn, đau bụng, nôn.

Bài 9: Cháo kinh giới phòng phong

Cháo kinh giới phòng phong: kinh giới 10g, phòng phong 12g, bạc hà 6g, đạm đậu xị 8g, gạo tẻ 80g. Đem dược liệu nấu lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, cháo chín cho nước thuốc và đường trắng vào khuấy đun sôi đều. Dùng cho người bị cảm sợ lạnh, sợ gió, đau đầu.

Bài 10: Cháo đào nhân

Cháo đào nhân: đào nhân 20g, gạo 60g. Đào giã nát, lọc lấy nước, đem nấu với gạo, cho ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy tức trướng đau vùng ngực bụng do lạnh. Đơn này cũng chỉ định cho các bệnh nhân đầy tức vùng ngực, hen suyễn, ho.

Bài 11: Cháo hành giải cảm

Cháo hành giải cảm: hành sống 2 – 3 củ, gừng 10g, gạo tẻ 60g. Hành, gừng giã nát cho vào bát, cho gạo nấu cháo. Cháo chín múc vào bát có hành và gừng, khuấy đều, ăn nóng (thêm đường, muối tuỳ ý). Dùng cho người ngoại cảm phong hàn, đau bụng, nôn…

Bài thuốc xông dân Cháo hành giải cảm - 20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

XEM THÊM:  Những loại thực phẩm tốt cho thận

Bài 12: Rượu hồ tiêu

Rượu hồ tiêu: hồ tiêu tán bột 50g, rượu trắng 250ml, ngâm trong 15 ngày. Mỗi lần uống 15ml. Dùng cho người cảm lạnh đau quặn bụng, nôn ra nước trong.

Bài 13: Thông tiêu ẩm

Thông tiêu ẩm: hành 20g, gừng tươi 10g, bột tiêu 3g, cho vào ấm, cho nước sôi hãm, cho uống. Dùng cho người đau bụng do lạnh, buồn nôn, nôn ra nước trong.Nước sắc gừng tươi tía tô trị cảm phong hàn, nôn, đau bụng.Nước sắc gừng tươi tía tô trị cảm phong hàn, nôn, đau bụng.

Bài 14: Thông xị thang

Thông xị thang: hành tươi cả rễ 30g, gừng tươi 8g, đạm đậu xị 12g. Hành rửa sạch thái lát, gừng tươi đập giập, đạm đậu xị nhặt bỏ tạp chất; sắc với 500ml nước, đun sôi cho tiếp rượu nhạt 30ml khuấy đều, gạn lấy nước thuốc uống nóng cho vã mồ hôi. Dùng cho người cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau tức vùng ngực, không có mồ hôi, sợ gió sợ lạnh kèm theo có đau bụng buồn nôn, tiêu chảy.

Bài thuốc xông dân Cháo hành gThông xị thang - 20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

Bài 15: Thông xị hoàng tửu thang

Thông xị hoàng tửu thang: đậu xị 15g, hành lá 30g, dấm ăn 50ml. Đậu xị nấu với 1 bát nước trong 10 phút, tiếp tục cho hành lá đun sôi trong 5 phút, sau cùng cho dấm ăn khuấy đều. Ăn và uống nước canh khi còn nóng ấm. Chữa ngoại cảm phong hàn, sốt nóng, đau đầu có kèm theo nôn thổ, đau bụng tiêu chảy.

Bài 16: Thanh giải thang

Thanh giải thang: kim ngân hoa 12g, liên kiều 12g, địa cốt bì 12g, thanh đại (sắc bao) 4g, bạch vị 12g, sinh địa 12g, hoắc hương (cho sau) 12g, thạch cao (sắc trước) 20g. Sắc, cô lại lấy 100 – 150ml. Dùng cho trẻ em, uống theo tuổi. Ngày chia 2 – 4 lần. Chữa sốt cao không giảm, ra mồ hôi mà không hạ nhiệt do cảm nặng và do cúm.

Bài 17: Bài thuốc quý của thầy Vương Văn Liêu – Khí Công Y Đạo

Thành phần bài thuốc gồm:
+ 1 lòng đỏ trứng gà,
+ 1 ít lá tía tô,
+ 1 ít hành,
+ 1 mẩu gừng nhỏ ( khoảng 5 gram),
+ 1 nhánh tỏi,

Tất cả thái nhỏ cho vào bát( tô) cùng lòng đỏ trứng gà, đánh lộn lên, cho thêm ít mì chính, nước mắm ngon.
Nấu cháo thật loãng, khi cháo đang sôi, múc nước cháo đổ vào bát( khoảng 300 ml) khuấy lên, ăn rồi đắp chăn nằm nghỉ.

Chú ý: có thêm lá Xương Sông càng tốt. Lá Xương Sông chữa bệnh phổi rất tốt.
Đông y dùng lá cây xương sông như một vị thuốc điều trị các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, tê thấp..

XEM THÊM: Khí công y đạo là gì?

Bài này vừa bổ chính khí, vừa khu tà.

Khi cơ thể sốt, không ăn thức ăn nhiều đạm để dạ dày được nghỉ ngơi, cơ thể tập trung sức chống tà khí.
Bài thuốc này tôi đã áp dụng nhiều năm, phổ biến trong các lớp học KHÍ CÔNG Y ĐẠO, người dùng và học viên đều phản hồi có kết quả tốt chữa ngoại cảm.
Khi đỡ sốt, uống nước mía hoặc nước đường với chanh.

ĐỂ NÂNG CAO CHÍNH KHÍ, DUY TRÌ TẬP CÁC BÀI KHÍ CÔNG như: VỖ TAY 4 NHỊP, KÉO ÉP GỐI, THỞ THIỀN Ở ĐAN ĐIỀN TINH, ĐAN ĐIỀN THẦN HOẶC MỆNH MÔN- TÙY THUỘC VÀO HUYẾT ÁP CỦA TỪNG NGƯỜI.
Vương Văn Liêu

Link bài post chi tiết tại đây

Các bài thuốc cạo gió giải cảm, trị cảm cúm

Bài 18: Cạo gió bằng dầu gió

Khi bị cảm mạo, một cách đơn giản nhất là bạn sử dụng dầu gió rồi xoa dầu lên vùng trán, tay chân, lưng ngực.

Sử dụng tay và xoa từ vùng giữa trán sang 2 bên xuống đến cổ, rồi cánh tay đến các đầu ngón tay, vùng ngực bụng, rồi đến mặt ngoài chân xuông đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.

Những vùng khác trên cơ thể, bạn nên thực hiện cạo gió theo cách từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Ngoài ra không nên tiến hành cạo gió mỗi vùng trên cơ thể quá 2-5 phút.

Bài 19: Cạo gió bằng đồng bạc

Khi cạo gió, bạn có thể sử dụng những vật dụng bằng bạc, hình tròn, bề mặt nhẵn, vật dụng làm bằng bạc. Bởi những vật dụng này có tác dụng phát tán và lưu thống khí huyết.

Để cạo gió theo cách này, bạn có thể dùng khăn mùi xoa bọc miếng bạc hay đồng tiền bạc lại cùng lòng trắng trứng gà vừa luộc xong. Sau đó, chà xát lên người bệnh từ trên xuống. Bạn có thể cạo gió theo cách này liên tục từ 10-20 phút.

Bài 20: Cạo gió bằng gừng

Để thổi bay những cơn cảm mạo và giảm bớt những triệu chứng khó chịu, bớt nhức mỏi, bớt ớn lạnh, hoặc giảm cảm giác buồn nôn, bạn có thể dùng khăn mùi xoa bọc củ gừng tươi giã nát và nhúng vào rượu trắng.

Sau đó, rồi xoa lên người bệnh từ trên xuống. Chắc chắn những dấu hiệu cảm mạo sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

cạo giá bằng gừng - 20+ bài thuốc phòng cảm lạnh - chữa cảm cúm

Bài 21: Cạo gió bằng lá trầu không

Khi bị cảm mạo, bạn có thể nhanh chóng ra vườn nhà và lấy vài ba lá trầu không. Sau đó, rửa sạch và giã nhỏ lá trầu không rồi bọc trong mảnh vải rồi xoa lên vùng cần cạo gió.

Bài 22: Đốt bồ kết với rượu

Khi bị gió, nhiều người cũng thường sử dụng luôn trái bồ kết cóp sẵn trong bếp. Sau đó bỏ hạt và nướng mấy quả bồ kết với rượu trắng rồi cứ thế đánh gió cũng rất công hiệu.

XEM THÊM: 19 thủ thuật xoa bóp bấm huyệt trong y học cổ truyền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *