Những người tỳ, vị bị hư cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, khí huyết đình trệ và tắc nghẽn gây thiếu máu lên não. Quá trình kéo dài sẽ sinh ra bệnh đau đầu, chóng mặt, mất ngủ kinh niên, rối loạn tiền đình, mắt mờ, ù tai, bứt rứt trong người, chân tay nhiều lúc không muốn hoạt động… Đi đại tiện lúc lỏng lúc táo, buổi sáng vừa ăn xong là muốn đi tiêu liền. Có ngày đi hai ba lần, có khi ba bốn ngày mới đi, phân lúc nào cũng nhão. Buổi chiều hay cảm thấy khó tiêu, khó chịu trong bụng, đầy bụng nóng rát ở ngực, hay đầy hơi, ợ hơi…
> Cách làm hỗn hợp thông tâm mạch
> 7 dâu hiệu ung thư và cách chữa theo phương pháp khí công y đạo
Để cải thiện tình trạng này hãy dùng bài thuốc dưới đây nấu nước uống để bồi bổ tỳ vị, tăng sức đề kháng cho cơ thể, chữa các triệu chứng bệnh trên nhé.
Bài thuốc kiện tỳ
– Đậu đen rang đến độ bắt đầu cháy: 1/3 chén cơm
– Hà thủ ô: 4-5 lát (Nếu uống vào ngủ nhiều quá thì giảm bớt)
– Đẳng sâm: 1 củ
– Táo tàu đỏ: 3-4 quả
– Kỷ tử: 1 muỗng cà phê
– Gừng tươi: 3-4 lát
Cách sử dụng
Cách dùng: các vị trên bỏ vào 3-4 lít nước nấu sôi 5-10 phút rồi để nguội uống thay nước mỗi ngày. Thời gian uống nhiều nhất là 10 ngày.
Các vị thuốc trên rất thông dụng trong các tiệm thuốc bắc, mọi người có thể mua về tự làm ở nhà. Lưu ý mua ở những nhà thuốc tin tưởng nhé.
Phân tích các vị thuốc trong bài thuốc kiện tỳ
Đậu đen
Chủ trị đau bụng, tiểu đường, thanh nhiệt giải thử, lợi thấp, thanh giải biểu tà, Trị cảm mạo phong nhiệt, sốt cao, đau đầu, hoa mắt, gây sưng đau toàn thân, khó thở. Trị gân cơ co rút, gối đau nhức, nóng dạ dầy, táo bón, trị ra nhiều mồ hôi sau khi bị nôn nhiều, người buồn bực, vật vã, mất ngủ.
Hà Thủ Ô
Có vị đắng, chát, tính ấm. Quy vào hai kinh: can, thận, nhuận tràng. Làm tăng nhu động ruột đẩy mạnh khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột, các trường hợp đại tiện táo kết, tiêu hóa kém. Ức chế trực khuẩn lao giúp tạo hồng cầu. Phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều. Các trường hợp da xanh, thiếu máu, gầy còm, Chữa tóc bạc sớm, là vị thuốc bổ huyết.
Đẳng sâm
Đẳng sâm có vị ngọt, tính bình, quy vào 2 kinh là Tỳ, Phế. Bổ tỳ, ích khí, sinh tân và chữa chỉ khát, thanh phế, trị phế hư, ích phế khí. Trị tỳ vị hư, khí huyết suy yếu, kiết lị, thoát giang. Chữa tiêu chảy do tỳ hư, vàng da do huyết hư, rong kinh, suy nhược cơ thể, thiếu máu.
Táo tàu
Vị ngọt tính bình, cay, nóng, hoạt, không độc Tính ấm Quy vào kinh Can, Tỳ, Thận, có tác dụng: An trung, dưỡng Tỳ, trợ 12 kinh, bình Vị khí, thông cửu khiếu, bổ thiểu khí. Bổ trung, ích khí, sinh tân, an thần, trừ phiền muộn. Chủ trị: Tỳ hư, ăn ít, tiêu lỏng, khí huyết tân dịch bất túc, doanh vệ không điều hòa, hồi hộp, kiết lỵ, bổ thận, nhuận phế.
Kỷ tử:
Có tác dụng tư bổ can thận, sinh tinh huyết, minh mục, nhuận phế. Chủ trị: chóng mặt do huyết hư, thắt lưng đau. Di tinh, tiểu đường Trị các chứng can thận âm hư, âm huyết hư tổn. Chứng tiêu khát, hư lao, khái thấu, can thận âm hư, sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, mắt mờ, hoa mắt.
Sinh khương (gừng tươi):
Gừng tươi là vị thuốc tân ôn giải biểu, có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Có công dụng quy vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Còn dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim thú độc.
Nguồn : Group Khí Công Y Đạo
Pingback: Nước mía và những công dụng thần hiệu không ngờ tới