Thoái hóa khớp khiến người bệnh đau mỏi khớp, khó khăn trong vận động và di chuyển, đặc biệt khi leo cầu thang hoặc khi thời tiết thay đổi… Trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị đau cứng khớp đến không thể co duỗi được. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng hiện đang có xu hướng trẻ hóa do lối sống không khoa học ở người trẻ gia tăng như: ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu lành mạnh. Ngày nay, xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối trong Đông y được nhiều người quan tâm, lựa chọn như một phương pháp chữa bệnh an toàn, hiệu quả, không cần dùng thuốc, cải thiện tình trạng đau khớp, phục hồi khả năng vận động nhanh. Vậy phương pháp này có lợi ích gì và thực hiện như thế nào? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Lợi ích của xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối

Theo Đông y, khi can suy, khí huyết thấp, thận tổn thương, kém vận động sẽ gây tình trạng đau khớp gối. Ngoài ra, các yếu tố ngoại nhân như thấp, phong, hàn cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng khí huyết, dẫn đến tình trạng đau khớp, tê bì.
Trong Y học cổ truyền, có nhiều phương pháp khác nhau trong điều trị thoái hóa khớp gối, giảm đau nhức hiệu quả. Trong đó, bấm huyệt có tác dụng giải phóng ứ trệ, thông kinh lạc từ đó giảm đau, giúp người bệnh giãn gân cốt, cảm thấy thoải mái hơn. Không chỉ vậy, xoa bóp bấm huyệt còn giúp tăng lưu thông máu đến khớp, giảm viêm, thúc đẩy sản xuất dịch ở khớp gối, phòng tránh cứng khớp.
Tuy nhiên người bệnh lưu ý, phương pháp chữa này chỉ phù hợp với những cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Nếu cơn đau nặng hơn, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được ra chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp khác.
XEM THÊM: Hướng dẫn tập khí công âm dương đúng cách?
Các bước xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối

Người thực hiện xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối phải là bác sĩ, y sĩ chuyên ngành y học cổ truyền được đào tạo bài bản và có chứng chỉ hành nghề hợp pháp.
Để thực hiện, cần chuẩn bị phòng xoa bóp bấm huyệt có giường chuyên dụng. Người bệnh nằm ngửa hoặc ngồi, có thể tự thực hiện kỹ thuật xoa, bóp, miết hoặc có người hỗ trợ, cụ thể như sau:
- Day khớp gối: Người bệnh ngồi trên giường, duỗi thẳng chân, dùng 2 tay xoa khớp gối từ trên xuống và ngược lại trong khoảng 20 lần. Tiếp đó, úp hai tay lên hai xương bánh chè, day tròn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại, thực hiện lặp lại 20 lần.
- Miết khớp gối: Người bệnh ngồi thẳng sao cho cẳng chân vuông góc với đùi. Hai ngón cái đặt trước đầu gối, các ngón còn lại đặt sau khoeo. Dùng lực ngón cái vừa phải miết khớp gối hướng vào tâm và từ tâm ra sau đầu gối dọc theo khe gối. Thực hiện lần lượt mỗi bên khoảng 20 lần.
- Vận động khớp gối: Người bệnh ngồi tại giường trị liệu sao cho cẳng chân với đùi tạo một góc vuông. Hai tay ôm lấy một bên khớp gối và bắt đầu co duỗi nhẹ nhàng, lặp lại 20 lần. Thực hiện tương tự với khớp gối còn lại.
XEM THÊM: 10 bài tập thể dục chữa xuất tinh sớm?
Đối với bấm huyệt, bác sĩ tiến hành xoa bóp nhẹ khớp gối của bệnh nhân để làm giãn không gian khớp và tăng lưu thông máu. Sau đó tác động vào các huyệt đạo sau:
- Huyệt Huyết Hải (còn gọi là huyệt Huyết Khích hoặc Bách Trùng Oa): Huyệt này nằm ở mặt trong đùi, tại vị trí khe lõm, cách xương bánh chè 2 thốn. Tác động vào huyệt Huyết Hải rất hiệu quả trong trị đau nhức xương khớp và thông kinh lạc, hoạt huyết.
- Huyệt Can Du: Vị trí nằm dưới mỏm gai đốt sống thứ 9, cách về phương ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt này khi tác động vào sẽ làm giảm đau mỏi gối.
- Huyệt Dương Lăng Tuyền (hay còn gọi là Dương Chi Lăng Tuyền): Huyệt nằm ở mặt ngoài bắp chân, chỗ lõm trước và dưới đầu nhỏ xương mác. Huyệt đạo này chủ trị sưng viêm đầu gối, đau mỏi lưng/đùi và chứng liệt nửa người.
- Huyệt Thận Du: Vị trí huyệt đạo này dưới mỏm gai của đốt sống thắt lưng số 2, đo ra về phương ngang khoảng 1.5 thốn. Huyệt Thận Du chủ trị đau thắt lưng, tê mỏi gối, mệt mỏi…
- Huyệt Âm Lăng Tuyền: Nằm tại chỗ lõm ở mặt sau của đầu gối. Bấm vào huyệt Âm Lăng Tuyền giúp điều trị thoái hóa khớp gối, giảm đau và cải thiện khả năng vận động của khớp gối hiệu quả.
- Huyệt Hạc Đỉnh (còn được gọi là Hạt Đỉnh, Hạc Đính): Nằm ở đỉnh của xương bánh chè, trị đau nhức gối, cứng khớp, tê bì khi tác động vào.
- Độc tỵ (hay Độc Tỷ): Huyệt nằm ở chỗ lõm giữa, góc dưới ngoài xương bánh chè với mặt ngoài của gân cơ tứ đầu đùi, chỉ xác định được khi co đầu gối. Huyệt Độc tỵ này chủ trị chứng viêm khớp gối, đau gối.

Thực hiện xoa bóp và bấm huyệt mỗi ngày 30 phút, mỗi liệu trình gồm khoảng 10 đến 15 lần xoa bóp. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp chườm nóng hoặc vận động khớp nhẹ nhàng, tăng dần biên độ để nâng cao hiệu quả điều trị.
XEM THÊM: Khí công y đạo là gì?Nguồn gốc và quá trình phát triển của khí công y đạo?
Lưu ý trong xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối
Xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối khá an toàn, không tác dụng phụ và phù hợp với người bệnh ở nhiều độ tuổi. Để phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp này, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Tránh tuyệt đối bấm huyệt trong trường hợp người bệnh đang gặp chấn thương, nhiễm trùng, có vết thương kín/hở ngoài da, mắc bệnh ngoại khoa như viêm ruột thừa, viêm dạ dày….
- Không nên áp dụng bấm huyệt cho người bệnh bị rối loạn đông máu, rối loạn thần kinh hoặc trầm cảm.
- Đối với trường hợp người đang mắc bệnh nội khoa, phụ nữ mang thai, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ bởi có một số huyệt đạo liên quan mật thiết tới khả năng co bóp cơ trơn tử cung và dẫn đến chuyển dạ sớm.
- Thời điểm lý tưởng để xoa bóp bấm huyệt là vào lúc cơ thể không quá no và cũng không quá đói.
- Kỹ thuật viên phải cắt móng tay, giữ móng sạch trước khi thực hiện bấm huyệt nhằm tránh làm da bị trầy xước, tổn thương và gây nhiễm trùng cho người bệnh.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được giữ ấm cơ thể, hạn chế vận động mạnh để khớp gối mau phục hồi hoàn toàn.
- Xoa bóp bấm huyệt chỉ là phương pháp hỗ trợ, do vậy người bệnh cần kết hợp với uống thuốc, tập luyện cùng chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo của bác sĩ để tình trạng bệnh mau chóng cải thiện, cơ thể hồi phục.
XEM THÊM: Xoa bóp bấm huyệt chữa giãn tính mạch?
Ngoài ra, để phòng ngừa nguy cơ thoái hóa khớp gối, người bệnh cần lưu ý:
- Tập luyện thể dục đều đặn mỗi ngày khoảng 20-30 phút, mỗi tuần ít nhất 3 buổi. Có thể chọn một số bài tập nhẹ nhàng thích hợp cho người thoái hóa khớp gối như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga…
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh thừa cân béo phì vì sẽ tạo áp lực tới các khớp xương. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa và chế phẩm từ sữa, tôm cua…
- Tránh ngồi xổm, khom lưng kéo dài, hạn chế đi giày cao gót vì sẽ tác động xấu tới đầu gối, cột sống và chân.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc đã nắm được kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả. Nhìn chung xoa bóp bấm huyệt là phương pháp an toàn, mang nhiều lợi ích trong cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm các cơn đau nếu thực hiện đúng thao tác, kỹ thuật. Do đó, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế có bác sĩ chuyên môn để có phác đồ điều trị phù hợp, tránh gặp chấn thương. Trung tâm dưỡng sinh Linh Đan (ĐC: 160A Hoa Bằng – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội . SĐT: 0986967010) hiện nay là một trong những cơ sở uy tín về xoa bóp bấm huyệt tại khu vực Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung.
Linhdan.vn hay dưỡng sinh Linh Đan là trung tâm chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp y học cổ truyền như: Xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, nắn chỉnh cột sống và khí công y đạo. Liên kết chia sẻ đào tạo các phương pháp chăm sóc sức khỏe bằng đông y và nền y học bổ sung. Linh Đan cũng cung cấp thiết bị y tế và các sản phẩm sức khỏe từ thiên nhiên.
XEM THÊM: Khái quát về Viêm quanh khớp vai