Mách mẹ 6 việc phải làm ngay khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu bạn đang đọc bài viết này mình tin chắc bé nhà bạn đang bị tiêu chảy? Và bạn đang tìm giải pháp để xử lý việc bé bị tiêu chảy. Nếu sốt ruột hãy đọc luôn các giải pháp cho bé bị tiêu chảy ở dưới. Nếu bạn muốn có kiến thức tổng quát để những lần sau tự tin để xử lý vụ tiêu chảy này thì chịu khó đọc hết bài viết nhé.

>> Tham khảo : Trẻ sơ sinh bị sôi bụng, nguyên nhân và cách chữa

Mách mẹ 6 việc phải làm ngay khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Nhưng đa phần, bé bị tiêu chảy vì 1 trong 4 nguyên nhân chính sau đây:

Nhiễm trùng đường ruột

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng đường ruột do virus, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn. Virus gây tiêu chảy ở một số trẻ có thể tự khỏi và không cần điều trị. Những trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể được chữa bằng kháng sinh. Các trường hợp trẻ bị tiêu chảy khác là do nhiễm ký sinh trùng có trong nước pha sữa công thức.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Dị ứng thực phẩm

Trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với protein có trong sữa công thức, hoặc dị ứng với thức ăn, đặc biệt là thức ăn đóng hộp, khi mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm, dẫn đến tiêu chảy.

Khả năng dung nạp thức ăn kém

Một số trẻ có vấn đề về đường tiêu hóa khi dung nạp một số loại thức ăn. Dưỡng chất có trong các loại thức ăn này không đi được vào máu mà nằm lại trong ruột, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, dạ dày khó tiêu hóa, gây nên đau bụng, tiêu chảy.

Rối loạn tiêu hóa bình thường

Tiêu chảy thường được xem như hiện tượng rối loạn tiêu hóa bất thường ở trẻ sơ sinh, nhưng thực chất, không phải lúc nào cũng như vậy. Một số trẻ có thể bị tiêu chảy do hệ thống tiêu hóa của trẻ, bao gồm cả đường ruột, lúc này vẫn còn non nớt và nhạy cảm với những thay đổi. Dù chỉ là thay đổi nhỏ từ sữa mẹ chuyển sang sữa công thức cũng có thể làm trẻ bị tiêu chảy. Hay khi lần đầu tiên ăn dặm, bé cũng có thể bị hiện tượng này.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy hầu hết có dấu hiệu gì?

Ở nhiều trẻ sơ sinh, việc đi ngoài >3 lần/ngày là điều bình thường. Số lần đi ngoài của mỗi trẻ là khác nhau. Song nếu bỗng một ngày, trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng, rất lỏng, thậm chí chỉ toàn nước khác hẳn mọi ngày thì mẹ hãy chụp lại hoặc lưu lại mẫu phân và cho bé đi khám ngay nhé!

Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Các dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này như: do kháng sinh, nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus,… Tùy từng trường hợp mà trẻ tiêu chảy có các dấu hiệu khác kèm theo như:

  • Phân chứa nhiều chất nhầy hay lẫn máu: Ở trẻ sơ sinh, một lượng nhỏ chất nhầy trong phân là bình thường. Trẻ bú mẹ, trẻ mọc răng hay đang bị viêm nhiễm đường hô hấp, đờm nhiều thì lượng chất nhầy trong phân cũng nhiều hơn. Song sẽ đáng lo ngại khi phân lần nhiều chất nhầy, đặc biệt là nhầy máu. Rất có thể bé đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa, tiêu chảy nhiễm khuẩn,… 
  • Khó chịu, quấy khóc, chán ăn
  • Đau bụng
  • Nôn ói nhiều
  • Sốt 38,5 độ trở lên
  • Có dấu hiệu mất nước như: khô miệng, lạnh đầu chi, giảm lượng nước tiểu,… Mẹ có thể đặt thử 1 ngón tay vào miệng trẻ để kiểm tra. Lưu ý là rửa tay sạch trước đã mẹ nhé!

Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Theo BS.CKI Phạm Ngọc Nương (Trưởng Khoa Nhi – BV Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long): “Trẻ tiêu chảy nhiều, tốc độ đào thải phân cao nên rất dễ dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan. Tiêu chảy sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Đặc biệt là khi bệnh gây ra bởi nhóm vi khuẩn E.coli. Loại vi khuẩn này hiện nay kháng hầu hết các loại kháng sinh mà các bệnh viện đang sử dụng. Chúng chỉ còn nhạy cảm với một số kháng sinh thế hệ mới khá đắt tiền”. 

Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Hậu quả nghiêm trọng khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nghiêm trọng hơn, nếu bé sơ sinh bị tiêu chảy thì việc mất nước diễn ra càng nhanh chóng. Khi bị mất nước nghiêm trọng, trẻ giảm giảm ý thức, lơ mơ, tim đập nhanh, da nhợt nhạt,… Thể tích tuần hoàn đã giảm đáng kể, rất dễ dẫn tới sốc giảm thể tích, thậm chí là tử vong.

Chưa kể đến trẻ tiêu chảy xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau: trẻ tiêu chảy nhiễm khuẩn, tiêu chảy cấp do virus rota,… nguy hiểm hơn.

Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu tiêu chảy?

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị tiêu chảy, cha mẹ cần lập tức đưa bé đến bệnh viện để được để xác định đúng nguyên nhân và sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho trẻ sao cho đúng. Ngoài ra, việc chăm sóc cho bé tại nhà đúng cách cũng rất quan trọng.

  • Cho bé bú nhiều hơn. Điều này không chỉ giúp bù nước và chất dinh dưỡng bị thiếu hụt mà trong sữa mẹ còn chứa nhiều lợi khuẩn, kháng thể tốt cho miễn dịch đường tiêu hóa của bé. 
  • Bù nước và điện giải bằng Oresol thẩm thấu thấp.
  • Bổ sung cho bé men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy: L. rhamnosus, B. lactis, S. thermophilus.
  • Với trẻ > 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như: cháo cà rốt, cháo thịt nạc, chuối, táo, nước gạo rang,… 
  • Tránh cho trẻ ăn, uống các thực phẩm chứa nhiều đường (kẹo ngọt, nước có ga,…). Thực phẩm nhiều chất xơ, khó tiêu hóa (ngô, đậu,…) vì chúng sẽ làm tình trạng tiêu chảy nặng nề hơn.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé.
Các bước phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Các bước phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu có những triệu chứng sau

– Tiêu chảy trên 2 ngày mà không giảm

– Bụng trẻ đau khi ấn vào

– Trẻ bị nôn và không thể ăn uống

– Phân trẻ có lẫn máu

– Trẻ bị sốt cao

– Có dấu hiệu mất nước nặng: miệng, lưỡi khô khốc, mắt trũng hơn bình thường, khóc không có nước mắt

Phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ sơ sinh như thế nào? 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh cha mẹ đừng chủ quan nhé! Nhất là với trẻ sơ sinh thì tình trạng rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. 

Để phòng bệnh tiêu chảy tốt cho trẻ sơ sinh, dưới đây là 4 điểm mẹ cần lưu ý: 

  • Ưu tiên cho bé bú sữa mẹ thay vì sữa công thức.
  • Bổ sung cho bé men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn đặc hiệu với chứng tiêu chảy: L. rhamnosus, B. lactis, S. thermophilus như men vi sinh Simbiosistem. Nhất là ở những trẻ ăn sữa ngoài, đang ăn dặm hay miễn dịch kém.
  • Cho bé tiêm chủng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng quốc gia, đặc biệt là tiêm chủng Rotavirus.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: môi trường sống, thức ăn, nước uống,… 

Trên đây là những dấu hiệu và cách chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các mẹ cần tìm hiểu và lưu lại để sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp xảy ra với con.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *