[Tất tần tật] Kiến thức về nghỉ dưỡng sức sau sinh

[Tất tần tật] Kiến thức về nghỉ dưỡng sức sau sinh1

Nghỉ dưỡng sức sau sinh là một chế độ dành những phụ nữ đã hưởng hết chế độ thai sản nhưng do các vấn đề về sức khỏe của mẹ và bé nên chưa đủ điều kiện sức khỏe hay tâm lý để làm việc. Những ai có đủ tiêu chuẩn theo bộ luật quy định có thể hưởng thêm chế độ “Nghỉ dưỡng sức sau sinh ” ngoài chế độ thai sản

> Hiểu nguyên nhân và các giải pháp chữa rụng tóc ở trẻ sơ sinh

Điều kiện nghỉ dưỡng sức sau sinh

Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nêu rõ:

Trong khoảng 30 ngày đầu trở lại làm việc ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản mà sức khỏe chưa hồi phục thì lao động nữ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Trong đó, sau thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản dưới đây, lao động nữ sẽ được tính để nghỉ dưỡng sức sau sinh:

[Tất tần tật] Kiến thức về nghỉ dưỡng sức sau sinh

Nghỉ do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:

+ 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

+ 20 ngày nếu thai từ 05 – 13 tuần tuổi;

+ 40 ngày nếu thai từ 13 – 25 tuần tuổi;

+ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

Nghỉ sinh con:

Tối đa 06 tháng; trường hợp sinh đôi trở lên thì từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Nghỉ do con chết:

+ Nếu con dưới 02 tháng tuổi chết thì mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con.

+ Nếu con từ 02 tháng tuổi trở lên chết thì mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết.

nghỉ dưỡng sức sau sinh 2020

Mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Cũng tại Luật này, cụ thể khoản 2 Điều 41, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh của lao động nữ được quy định như sau:

Về thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh

Lao động nữ được nghỉ tối đa:

  •  10 ngày nếu sinh một lần từ 02 con trở lên;
  • 07 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật;
  • 05 ngày đối với các trường hợp khác.

Tham khảo thêm: Những việc cần làm và không nên làm sau khi sinh

Lưu ý:

– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

– Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc được tính cho năm đó.

Ví dụ:

Chị A đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2019 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2020 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 05 ngày.

Trong trường hợp này, thời gian nghỉ việc của chị A được được tính cho năm 2019.

[Tất tần tật] Kiến thức về nghỉ dưỡng sức sau sinh1

Về tiền hỗ trợ dưỡng sức sau sinh

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Nếu sinh con trước ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng thì số tiền dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 1.490.000 đồng x 30% = 447.000 đồng.
Nếu sinh con sau ngày 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/tháng thì số tiền dưỡng sức sau sinh một ngày bằng 1.600.000 đồng x 30% = 480.000 đồng.

Đây cũng là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi :”nghỉ dưỡng sức sau sinh có được hưởng lương không”

Thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh

Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH, hồ sơ để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh cho người lao động là Danh sách 01B-HSB do đơn vị sử dụng lao động lập.

Tức là, người lao động phải có tên trong Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Danh sách 01B-HSB).

Đồng thời, để thuận lợi hơn, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang cho người lao động sử dụng Đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh. Xem chi tiết mẫu đơn tại đây.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh, người sử dụng lao động lập hồ sơ nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết và chi trả tiền chế độ cho người lao động.

Một vài câu hỏi liên quan đế chế độ dưỡng sức sau sinh

Xin giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh ở đâu

Bạn nên xin ở phòng hành chính nhân sự của công ty mà bạn đang làm việc . Nếu công ty bạn không có phòng ban này thì bạn có thể hỏi xin người quản lý trực tiếp của mình

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh của giáo viên

Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh chỉ có 1 do bộ tư pháp, luật Việt Nam ban hành . Bạn có thể tải ngay mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh cho giáo viên tại đây

[Tất tần tật] Kiến thức về nghỉ dưỡng sức sau sinh3

Bài viết tham khảo : Thạc sĩ luật Thùy Linh – ĐH Luật Hà Nội 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *