[Tác Hại] Gây tê tủy sống – Góc nhìn cá nhân

[Tác Hại] Gây tê tủy sống - Góc nhìn cá nhân 10

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu một chút về gây tê tủy sống

Thế nào là gây tê tủy sống

Gây tê tủy sống hay còn được gọi là gây tê màng nhện, được thực hiện bằng cách tiêm thuốc tê vào khoang dưới nhện ở vùng thắt lưng. Dịch não tủy hòa chung cùng thuốc tế khiến dẫn truyền của các rễ thần kinh gây liệt vận động và mất cảm giác bị ức chế có hồi phục. Để thực hiện được gây tê tủy sống, cần những người giàu kinh nghiệm và nắm vững nguyên tắc và kỹ thuật, bên cạnh đó, phương pháp này cần có sự hợp tác giữa người bệnh và bác sĩ gây mê. Trong quá trình tiến hành thủ thuật này, người bệnh sẽ vẫn tỉnh táo, vì vậy NB cần phải hợp tác tốt với BS gây mê để thực hiện kỹ thuật.

Tác hại của gây tê tủy sống từ một góc nhìn cá nhân

Phương pháp gây tê tủy sống trong phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  1. Thực hiện phẫu thuật sản phẫu thuật sản phụ khoa: Mổ lấy thai, điều trị sa tử cung, cắt tử cung, buồng trứng, và một số phẫu thuật phụ khoa khác….
  2. Thực hiện phẫu thuật tiết niệu: Phẫu thuật tuyến tiền liệt, bàng quang, niệu quản, thận và bộ phận sinh dục
  3. Thực hiện phẫu thuật chấn thương chỉnh hình 2 chân
  4. Thực hiện phẫu thuật vùng bụng dưới: ruột thừa, phẫu thuật vùng chậu, thoát vị bẹn, polyp trực tràng, dò hậu môn, trĩ..
  5. Thực hiện phẫu thuật cột sống vùng thắt lưng
  6. Thực hiện phẫu thuật trên những bệnh nhân suy giảm chức năng gan, suy giảm chức năng thận, có bệnh lý tiểu đường, có bệnh lý về hô hấp, hen suyễn, lao…
  7. Một số ít trường hợp có thể được gây tê tủy sống khi phẫu thuật tầng bụng trên như mổ cắt túi mật, tuy nhiên phải kết hợp với gây mê toàn thân
  8. Phương pháp gây tê tủy sống thường được chỉ định sử dụng trong các trường hợp phẫu thuật cho tất cả các cơ quan từ vùng rốn trở xuống.

Tác hại của gây tê tủy sống từ một góc nhìn cá nhân1

Ok các bạn chỉ cần hiểu về phương pháp gây tê tủy sống như thế thôi. Và ở góc nhìn của một cá nhân trong bài viết này, anh ta chỉ nói về những tác hại và sự nguy hiểm của phương pháp gây tê tủy sống trong mổ đẻ. Vì trong trường hợp này các bác sĩ sẽ hỏi bạn có muốn gây tê tủy sống cho đỡ đau không?. Và bài viết này sẽ giúp bạn quyết định có hay không một cách trí tuệ nhất. Cùng bắt đầu quan điểm của một các nhân về việc gây tê tủy sống khi mổ đẻ nhé 

Tác hại của gây tê tủy sống – góc nhìn của một cá nhân. Ở đây bác sĩ hay bệnh nhân là người có lỗi

Không biết mọi người sẽ cảm thấy thế nào sau khi đọc bài này. Cũng có thể bạn thấy sợ không dám đẻ nữa và có ý thầm trách móc rằng tôi lại reo rắc sự hoang mang cho mọi người. Nhưng các bạn thấy đó, ngày càng có nhiều ca phụ sản chết trên bàn đẻ vì gây tê tủy sống. Tôi cũng chỉ muốn đưa ra thêm một số thông tin để bạn quyết định và chuẩn bị cho việc trong đại trong đời một người phụ nữ – sinh con, một cách an toàn mà thôi.

Tôi nghĩ rằng tây y đã không cảnh báo và chỉ ra cho mọi người những TRƯỜNG HỢP NHƯ THẾ NÀO thì không nên gây tê tủy sống, bởi nếu đã có những quy định đúng với những đối tượng khác nhau thì đâu đến nỗi nhiều người tử vậy. Người ta có thể có các chỉ số về huyết áp, về máu để biết tình trạng sức khỏe nhưng ngay cả khi các chỉ số vẫn đẹp mà vẫn tử thì vì sao. Cho dù các bác sĩ có trưng ra các kiểu chỉ số & pháp đồ thì nó cũng chẳng có nghĩa lý gì đối với những người tử nạn hay chịu đựng những di chứng nhiều năm sau đó.

Sự thật cũng chứng minh cho các bạn thấy sau mỗi lần đi kiểm tra tổng thể, đầy người chỉ số rất đẹp mà vẫn thấy mình bệnh. Vấn đề sức khỏe nó phức tạp hơn hay đa chiều hơn những chỉ số ấy. Thực tế, các biến chứng do gây tê tuỷ sống quá nhiều, phổ biến nhất là đau lưng, nhức mỏi.

Tác hại của gây tê tủy sống từ một góc nhìn cá nhân2

Nói vậy không phải để chê hay phản đối y khoa. Bởi đến cái nước phải dùng đến gây tê tuỷ sống là bước đường cùng rồi, ngay cả các bác sĩ cũng không có lựa chọn nào hơn. Tôi đưa ra thêm thông tin để bạn có sự chuẩn bị từ sớm và có hành động phù hợp và có trách nhiệm với chính bản thân mình trước khi để các bác sĩ chịu trách nhiệm hộ bạn.

Để hiểu về vấn đề này thì chúng ta phải dựa trên một định luật đó là về khí huyết. Máu hay các chỉ số của máu không phản ánh đầy đủ sức khỏe của khí huyết. Bởi trong khí huyết còn có yếu tố sinh lực trong đó chứ không chỉ là các chỉ số mang tính vật chất dẫu rằng sinh lực có biểu hiện ra ngoài vật chất.

Tác hại của gây tê tủy sống từ một góc nhìn cá nhân5

Gây tê tủy sống có thể hiểu nôm na là cách dùng hóa chất để ức chế thần kinh làm cho mất cảm giác. Và gây tê vào tủy sống là khu vực mà dường như toàn bộ thần kinh của cơ thể đi qua đó. Có lẽ người ta cho rằng việc gây tê này chả ảnh hưởng gì tới sức khỏe cả, và khi chất gây tê hết tác dụng thì thần kinh hay cơ thể trở lại bình thường như trước đó.

Có những vấn đề mà chúng ta cũng cần tự hỏi rằng chất hóa hóa học đó dần hết tác dụng vậy thì do đâu, do chất đó tự nó phân hủy được hay do cơ thể phải đào thải và ức chế lại nó. Nếu cơ thể phải đào thải hay ức chế lại giống như một chất độc thì chắc chắn cơ thể phải tổn hao sức khỏe để làm việc đó. Câu hỏi đặt ra là mức độ tổn hao đến mức nào? Tất nhiên là cũng chả có công trình hay tài liệu nào nghiên cứu được tác hại mang tính lâu dài của chất này nên tôi cũng không khẳng định. Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều người bị đau nhức từ đó trở về sau.

Về mặt khí huyết mà nói, mỗi khi chân bạn tê, thậm chí là mất cảm giác, đó là lúc khí huyết không đủ về chỗ đó, bị tắc. Khi gây tê, về mặt thần kinh mà nói thì đó là bị ức chế, nhưng về mặt khí huyết mà nói thì đó là một dạng tắc. Khí huyết mà đầy đủ mà lưu thông thì không có cớ gì mà lại tê. Tắc nhỏ thì cơ thể tự thông, không vấn đề gì, giống như bạn ngồi lâu đứng dậy thì lúc sau sẽ hết.

Nhưng nếu vì một lý do gì đó mà tắc lớn, tắc lâu thì thực sự là vấn đề. Hơn nữa, chân chỉ là một phần nhỏ của cơ thể, tắc thì cũng chưa có vấn đề gì, cơ thể có thể điều chỉnh được. Giống như một dòng sông bị ô nhiễm nhưng biển cả bao la vẫn có thể cân bằng lại được. Nhưng nếu sực tắc xảy ra ở mức độ cơ thể thì thực sự là nguy to giống như biển cả đã bị ô nhiễm thì sự sống trên trái đất sẽ bị đe dọa là chắc.

Tác hại của gây tê tủy sống từ một góc nhìn cá nhân6

Gây tê tủy sống là một kiểu gây tê ở mức độ cơ thể, đánh thẳng vào kinh mạch chính của cơ thể. Nếu sự tắc này quá lớn, cơ thể không đủ sức phục hồi thì tất nhiên là đi. Dù có dùng các loại thuốc, các loại máy móc hỗ trợ cũng không thể. Khác gì cơ thể đã chết cục bộ và giờ đang chết nốt phần còn lại.

Có thể thấy nhiều người gây tê không để lại hậu quả gì, có người để lại hậu quả và có người ra đi luôn. Điều đó là vì sao? Do sinh lực hay khí huyết của mỗi người một khác. Người càng yếu mức độ ảnh hưởng càng mạnh. Sự tắc này có thể kéo dài nhiều năm và thậm chí không thể phục hồi dẫn đến đau nhức kinh niên tuỳ theo thể trạng sức khoẻ của mỗi người. Thế nên, dù có lựa chọn phương pháp đẻ mổ và gây tê thì những người khoẻ chắc chắn ít bị ảnh hưởng và ít nguy cơ hơn người yếu.

Sực tắc này có thể rất cấp là gây ngưng toàn bộ sự lưu thông khí huyết ngay lúc đó nếu người đó quá yếu. Thế nên những người sức khỏe yếu thì phải rất cẩn trọng khi áp dụng gây tê tủy sống. Những người mà trước đó đã có nguy cơ sảy thai đẻ non là biểu hiện của sức khỏe cực kém, thuộc diện nguy hiểm khi gây tê tủy sống. Nếu phải gây tê nên chọn các phương pháp khác mang tính cục bộ. Mặc dù vậy thì vẫn rất hại cho cả mẹ và con.

Nhưng biết làm sao bây giờ, sức không có để đẻ, mà mổ thì lại đau không chịu nổi. Đến nước này thú thật là chịu. Chúng ta đã tự đặt mình vào thế nguy. Chẳng khác nào con chuột chui vào cái ống tre, chỉ có nước chui tiếp chứ không thể quay đầu. Tiếc rằng đầu ra kia đã có mèo chờ sẵn. Giờ chỉ còn biết cầu nguyện. Nếu có trách những trường hợp đáng tiếc xảy ra thì người đáng trách nhất chính là chúng ta. Chúng ta không chỉ thờ ơ và vô trách nhiệm với mình mà còn làm liên lụy đến người khác, đặt người khác vào sự khó lựa chọn và áp lực, phải chịu trách nhiệm trước sinh mạng ngàn cân treo sợi tóc.

Trạng đã nói mãi cái chuyện phải chuẩn bị sức khỏe cho thật tốt trước khi mang bầu. Tạo ra một đứa bé là một công trình trọng đại, chúng ta không thể chóng vánh, tặc lưỡi được. Nhưng hầu hết chúng ta đã bắt đầu bằng sợ hãi, bằng yếu đuối và lười biếng. Chúng ta sợ sự phán xét của người khác mà phải sinh con vội vàng, chúng ta yếu đuối không dám hành động hay thay đổi điều gì cả, và chúng ta cũng lười biếng không chịu động tay động chân.

Dẫu rằng mỗi người mỗi cảnh nhất là ở Việt Nam thì phụ nữ đã ở thế yếu. Nhưng người có thể thay đổi cục diện trong tình huống này không có thể có ai khác ngoài chính bạn. Người thứ 2 nữa là các ông chồng. Các ông chồng đã không thể hiểu cho cái khó của các bà vợ, cứ nghĩ ai cũng đẻ được, chuyện đẻ là chuyện dễ. Các bà vợ có nói có ca thán cũng chỉ nhận lại được sự trách móc và sức ép ngược lại.

Nếu chúng ta ko tự chịu trách nhiệm và hành động sớm thì bạn đã phó mặc số phận bạn cho người khác. Đó là sự may rủi. Và quả thật để sinh ra một đứa bé khỏe mạnh hẳn là một ngưởi phụ nữ ngoài may mắn còn phải mạnh mẽ.

Nguồn : FB Vũ Minh Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *