Sa nhân

Sa Nhân - Phân tích tác dụng của Sa Nhân theo Đông Y và Tây Y

Nhờ tính ấm và có tác dụng vào 3 kinh Tỳ, Vị và Thận, sa nhân được Y học cổ truyền sử dụng như vị thuốc giúp giảm chứng ăn không tiêu, đau bụng, đầy bụng và tả lỵ

Mô tả chung về vị thuốc Sa Nhân

+ Tên khác: Súc sa mật, mắc nồng, mè trẻ bà, co nảnh (Tày)

+ Tên khoa học: Amomum vilosum Lour (sa nhân đỏ) và Amomum longiligulare T.L. Wu (sa nhân tím)

+ Họ: Gừng (Zingiberaceae)

+ Đặc điểm sinh thái của cây sa nhân

Sa nhân nhìn chung có nét giống cây riềng nhưng rễ không phát triển theo hướng mọc thành củ mà chỉ bò lan dưới lớp đất mỏng hoặc nổi trên mặt đất. Là loại cây thân thảo có chiều cao trung bình từ 2 – 3 m. Lá cây sa nhân có màu xanh thẫm, mặt nhẵn bóng và có chiều rộng 4 – 7 cm, dài 15 – 35 cm. Hoa của sa nhân có màu trắng đốm tím, mọc thành chùm ở gốc rễ. Ngọn mang hoa gần sát mặt đất, mỗi gốc có đến 3 – 6 chùm hoa và mỗi chùm có 4 – 6 hoa. Quả hình trứng to bằng đầu ngón tay cái. Mặt ngoài vỏ có gai rất đều, khi bóp mạnh sẽ tự vỡ thành 3 mảnh. Hạt sa nhân dính theo lối đinh phôi trung trụ.

+ Phân bố

Có thể tìm thấy cây sa nhân ở các nước như Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan và Lào. Ở Việt Nam, cây được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi, nhiều nhất ở miền núi phía Bắc và Trung. Cụ thể, Bắc Cạn, Thanh Hóa, Bắc Giang, Tây Bắc, Thái Nguyên, Hòa Bình,…

+ Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Quả sa nhân
Thu hái: Thường thu hoạch vào tháng 7 – 8
Chế biến: Quả sa nhân sau khi thu hoạch sẽ được đem phơi hoặc sấy khô. Nhiệt độ sấy hoặc phơi để quả đạt chất lượng tốt thường 40 – 50 độ C
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh mối mọt

+ Thành phần hóa học

Trong quả sa nhân có chứa khoảng 2 – 3% tinh dầu. Các thành phần hóa học chứa trong tinh dầu như: phelandren 2,3%, saponin 0,69%, d-camphor 33%, d-borneola 19%, I-limonen 7%, linalola, paraametoxyethylxinamat 1%, acetat bornyla 26,5%, pinen 1,8%,…

Phân tích công dụng của Sa nhân trắng theo Tây y

Tên khoa học Amomum villosum Lour, chứa tinh dầu gồm D.camphor, D.bonyl acetate D.limonen, camplen, paramethoxy, trans-cinnamat, phellanren, pinen. Các nguyên tố vi lượng Zn, Cu, Co, Mn, Có tác dụng ức chế vi khuẩn, diệt amip, trị viêm loét bao tử, tá tràng

Phân tích công dụng của Sa Nhân theo Đông y:

Sa nhân trắng có vị cay, mùi thơm, tính ấm, vào 3 kinh thận, tỳ, vị, có tác dụng ôn trung, hành khí cầm đau, an thai, khai vị, tiêu thực, kích thích tiêu hóa chữa tỳ vị khí trệ, đau bụng kinh, tiêu chảy, nôn mửa, kiết lỵ hàn, điều kinh, hạ sốt họ cảm lạnh, dùng làm gia vị và chế rượu. Hạt sa nhân tán bột hoặc ngâm rượu chấm vào răng bị đau sẽ khỏi

Chống chỉ định: Người âm hư nội nhiệt không nên dùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *