Rối loạn tiền đình thường gặp ở những người cao tuổi, tuy nhiên, hiện nay bệnh ngày càng trẻ hóa, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Rối loạn tiền đình có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, xâm xoàng, ù tai, buồn nôn, đi không vững… thường lặp đi lặp lại nhiều lần, đôi khi xuất hiện đột ngột khiến người bị bệnh tiền đình cảm thấy rất khó chịu. Nếu không điều trị sớm, bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Mặc dù y học hiện đại có nhiều phương pháp điều trị rối loạn tiền đình, tuy nhiên một số bệnh nhân ngại đi bệnh viện vì ngại tốn kém, phiền phức. Dưới đây là tổng quan những điều cần biết về rối loạn tiền đình, triệu chứng và cách chữa rối loạn tiền đình nào tại nhà bạn nên nắm.
1.Rối loạn tiền đình là gì?
Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, có vị trí ở phía sau ốc tai hai bên. Bộ phận tiền đình đóng vai trò cân bằng cơ thể đồng thời giúp cơ thể duy trì trạng thái thăng bằng ở các tư thế khi hoạt động và phối hợp các bộ phận cử động như mắt, tay, chân, thân mình…
Rối loạn tiền đình là tình trạng xảy ra khi quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn, hoặc có thể là tình trạng tắc nghẽn do dây thần kinh số 8. Trường hợp động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay khu vực tai trong và não bị rối loạn cũng dẫn tới tình trạng rối loạn tiền đình.
Triệu chứng rối loạn tiền đình khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, lúc này cơ thể sẽ có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, xâm xoàng, ù tai, buồn nôn, đi không vững… Những triệu chứng do rối loạn tiền đình này lặp đi lặp lại nhiều lần, đôi khi xuất hiện đột ngột khiến người bị bệnh tiền đình cảm thấy rất khó chịu, đồng thời có ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động.

Triệu chứng cơ bản của rối loạn tiền đình
XEM THÊM: Nguyên nhân của chứng bệnh đau nửa đầu?
2.Triệu chứng rối loạn tiền đình?
Người mắc bệnh rối loan tiền đình thường có các triệu chứng cụ thể như sau:
Chóng mặt, quay cuồng, loạng choạng… là hiện tượng thường gặp nhất ở người bị bệnh tiền đình.
Chân bước đi dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian bởi rối loạn tiền đình.
Người bị rối loạn tiền đình dễ bị rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng, hoặc rối loạn thính giác như ù tai.
Người bị rối loạn tiền đình cũng có nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý…
Tuy vậy, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình tùy từng bệnh nhân mà có sự khác nhau. Người bệnh bị rối loạn tiền định có tuổi càng cao thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng.
Một số người bị rối loạn tiền đình ở mức độ nặng dù không nguy hiểm tính mạng nhưng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến công việc, lao động mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện những hoạt động đơn giản hàng ngày như ăn uống, sinh hoạt hoặc thậm chí là khó khăn trong việc ra khỏi giường vào buổi sáng.
XEM THÊM: Triệu chứng của rối loạn tiền đình?
3.Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình

XEM THÊM: Liệt giây thần kinh số 7 là như thế nào?
a,Cách phòng tránh căn bệnh rối loạn tiền đình
– Để phòng tránh căn bệnh rối loạn tiền đình, trước hết bạn cần có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ, không nên thức quá khuya sau 23h đêm hoặc tránh làm việc quá sức. Bạn cũng chơ ngồi lâu trong phòng lạnh, trường hợp ngồi làm việc trong môi trường điều hòa thì chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt là giữ ấm vùng cổ vai gáy.
– Việc hạn chế, tránh ngồi lâu trước máy vi tính cũng sẽ giảm bớt được nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình, hoặc bạn nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.
– Phòng bệnh rối loạn tiền đình bằng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bạn cũng lưu ý tránh ăn những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Việc kiêng sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê… cũng là điều cần lưu ý trong việc phòng tránh căn bệnh rối loạn tiền đình.
– Bạn cần tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi, stress hàng ngày… sẽ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả.
– Đối với người dễ bị hội chứng tiền đình thì cần dùng thuốc trước khi đi tàu xe, trước khi đi tàu xe thì người bị bệnh rối loạn tiền đình chỉ nên ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no… để tránh những hiện tượng nôn nao, chóng mặt trở nên nặng hơn.
– Tiếp theo trong việc phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình đó là tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Nhiều người bệnh bị rối loạn tiền đình thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì. Một bài tập cần thường xuyên tập đó là tập vùng đầu, cổ gáy. Bạn có thể tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50 – 100 lần để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình.
Ngoài những cách phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình như trên, thì bạn cần điều chỉnh các thói quen, lối sống hàng ngày như: Tắt đèn khi ngủ; không ngồi liên tục quá lâu trước máy tính. Cần kiêng uống rượu, cà phê, thuốc lá và những đồ uống, thực phẩm có chất kích thích. Đồng thời cần tránh thay đổi tư thế đột ngột, đặc biệt không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh, không leo trèo cao… Một cách tránh bệnh rối loạn tiền đình đó là cần thay đổi tâm trạng, giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt…
XEM THÊM: Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà?
b,Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà
Cách chữa rối loạn tiền đình bằng tập thể dục tại nhà
Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thường là chóng mặt, hoa mắt kèm theo buồn nôn, nôn, mệt mỏi, hạ huyết áp. Những triệu chứng này của bệnh rối loạn tiền đình thường làm giảm sức mạnh và tính linh hoạt của cơ bắp, gây cứng khớp và giảm sức chịu đựng của cơ thể. Vì vậy, cách chữa rối loạn tiền đình bằng việc tập các bài tập thể dục tại nhà cũng là cách hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Tập thể dục giúp bệnh nhân rối loạn tiền đình có một thể lực tốt hơn, đồng thời giúp giảm căng thẳng và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiền đình.
XEM THÊM: Rối loạn tiền đình nên ăn những gì?
Ngâm chân chữa rối loạn tiền đình
Chân là bộ phận có chứa nhiều huyệt đạo nhất của cơ thể. Mỗi ngày bạn nên ngâm chân khoảng 20-30 phút mỗi ngày trước khi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ sâu và ngon hơn. Bên cạnh đó, ngâm chân còn giúp bạn ngăn ngừa cục máu đông, điều chỉnh khí huyết, thải độc cơ thể, ngừa được chứng rối loạn tiền đình. Để ngâm chân chữa rối loạn tiền đình, bạn có thể dùng trà xanh, gừng, sả đun lên và ngâm chân trong nước đun các loại này với độ ấm khoảng 45 độ.
Cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình
Bấm huyệt là cách chữa rối loạn tiền đình không phải dùng thuốc đơn giản nhiều người có thể thực hiện tại nhà. Cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình bằng việc xoa bóp vùng đầu có tác dụng làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình rất hiệu quả. Bạn có thể thực hiện các động tác như chải đầu, vỗ đầu, gõ đầu, ấn day chân tóc, bóp đầu nhẹ nhàng…

XEM THÊM: Bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình?
Cách chữa rối loạn tiền đình bằng các huyệt ở trán
Chữa rối loạn tiền đình bằng các huyệt ở trán như sau: Trước hết, dùng tay ấn vào các huyệt giữa hai lông mày, sau đó vuốt lên phía trên đầu và sang hai bên thái dương. Sau đó, nghiêng đầu người bệnh qua một bên, bấm huyệt từ trung tâm trán sang một phần thái dương thuận chiều mặt và đưa ngón tay lên vòng qua vành tai xuống cổ.
Sau đó đổi bên và thực hiện lại động tác cho phần thái dương còn lại của người bệnh. Trong quá trình xoa bóp, bạn nên dùng lực vừa phải miết tay quanh vùng trán sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu giúp điều trị rối loạn tiền đình
Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu giúp điều trị rối loạn tiền đình được thực hiện như sau: Trước hết, hãy dùng 5 ngón tay giống như chiếc lược sau đó chải đầu theo chiều dọc và ngang, vừa chải vừa kéo nhẹ chân tóc.
Tiếp theo, dùng các ngón tay gõ quanh vùng trán và vùng đầu người bị bệnh rối loạn tiền đình, đồng thời đan xen hai bàn tay lại và thực hiện động tác vỗ quanh vùng trán xuống thái dương rồi chuyển sang xung quanh đầu.
Những cách điều trị rối loạn tiền đình tại nhà như tập thể dục, ngâm chân, tự ấn huyệt… thường sẽ không có tác dụng ngay lập tức mà bạn sẽ phải duy trì thực hiện lâu dài và hiệu quả không thực sự cao. Nếu cảm thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn có thể đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
XEM THÊM: Diện chẩn chữa mất ngủ ??
XEM THÊM: Rối loạn tiền đình có chữa được không?