Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?

Rối loạn tiền đình là hậu quả nghiêm trọng của sự rối loạn tích hợp thăng bằng tại dây thần kinh trung ương và bộ máy của tiền đình. Bệnh thường có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi kéo dài, đau đầu, ù tai, hay quên và thường xuyên cảm thấy buồn nôn. Rối loạn tiền đình nếu kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường như: Đột quỵ, tai biến mạch máu não và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bị rối loạn tiền đình cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh khỏi bệnh. Vậy bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích.

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình nằm ở phía sau ốc tai và là một hệ thống thuộc hệ thần kinh với nhiệm vụ duy trì tư thế, phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình.

Rối loạn tiền đình thường gây ra một số triệu chứng như: chóng mặt, mất cân bằng về tư thế, hoa mắt, buồn nôn, đi đứng không vững… Bệnh thường kéo dài dai dẳng, khó có thể điều trị dứt điểm, gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của người bệnh.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
Rối loạn tiền đình ăn gì và không nên ăn gì tốt nhất?

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Rối loạn tiền đình nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống tiền đình của người bệnh. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin rất bổ dưỡng cho người bị rối loạn tiền đình.

XEM THÊM: Các loại thực phẩm bổ thận

Folater ( Vitamin B9)

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
vitamin b9

Các thực phẩm chứa nhiều axit folater có thể giúp giảm bớt tình trạng mất thăng bằng và có tác dụng cải thiện những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình. Đây được coi là thần dược không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người bị rối loạn tiền đình.

Nguồn thực phẩm giàu folate bao gồm: 

-Các loại hạt đỗ: đỗ đỏ, đỗ đen, đỗ xanh, đỗ tương

Trong một khẩu phần ăn các loại đỗ này có chứa khoảng 50 lượng vitamin B9. Đây là nhóm thực phẩm đa dạng và chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất đạm rất tốt cho người bị tiền đình.

– Một số loại rau xanh: măng tây, bông cải xanh, súp lơ, rau chân vịt…

Trong 90g măng tây đã qua chế biến có thể  bổ sung 35% lượng folate cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, măng tây còn giàu vitamin K, C, A chất xơ làm giảm đường huyết, giảm thiểu tình trạng đau đầu cũng như tốt cho quá trình giảm cân.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn súp lơ hay rau chân vịt. Đây là thực phẩm chứa nhiều vitamin B9 và các khoáng chất khác như K, Mg, Zn,… là lựa chọn thông minh cho người hay bị đau đầu, thiếu máu lên não, người bị tiểu đường và tốt cho hệ tiêu hóa.

Ngoài ra người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung thêm các loại trái cây họ cam: kiwi, ổi, quýt, bưởi, chanh, cam… và các loại hạt như: đậu phộng, đỗ tương, hạnh nhân, hạt điều, hạt hướng dương…

XEM THÊM:  Thực dương minh khai và lợi ích của chế độ thực dưỡng 

Vitamin B6

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
vitamin b6

Thực phẩm giàu Vitamin B6 là loại vitamin thiết yếu, hỗ trợ tốt cho các hoạt động của các cơ quan trọng đặc biệt rất tốt cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Nếu thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt, căng thẳng, stress kéo dài. Vì vậy khi bị rối loạn tiền đình đừng quên bổ sung loại vitamin này trong thực đơn hàng ngày.

Dưới đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 bạn có thể tham khảo: 

– Cá ngừ, cá hồi, thịt bò, ức gà

– Các loại trái cây như bơ, cam, đu đủ, táo, chuối, quả óc chó, quả macca, quả hạnh nhân,…

– Rau bina, các loại ngũ cốc, cải bó xôi, cà rốt, khoai lang, khoai tây, các loại đậu, cà chua, bí ngô…

Rối loạn tiền đình nên ăn gì, chắc chắn không thể thiếu vitamin C vào thực đơn hàng ngày. Vitamin C đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của tất cả các bộ phận trên cơ thể con người. Trong đó giúp làm lành vết thương, ngăn chặn tác hại của các gốc tự do và hạn chế tình trạng đau đầu do rối loạn tiền đình gây ra.

Khi xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu do rối loạn tiền đình bạn nên bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu vitamin C. Việc bổ sung 600mg vitamin C mỗi ngày, kết hợp với các hợp chất khác trong 8 tuần có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C bạn nên bổ sung gồm: các loại trái cây như nước chanh, cam, ớt chuông đỏ, dưa hấu, quýt, bưởi, dứa, kiwi, dâu tây, ổi, rau súp lơ…

XEM THÊM: `Xoa bóp bấm huyệt có tốt không?

Vitamin D

Các thực phẩm giàu vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, tạo nên cấu trúc xương của cơ thể, đồng thời giảm thiểu chứng rối loạn tiền đình.

Bởi khi bị rối loạn tiền đình người bệnh còn gặp phải tình trạng xơ cứng tai. Vì vậy người bị rối loạn tiền đình nên ăn gì, người bị rối loạn tiền đình nên bổ sung các thực phẩm giàu Vitamin D giúp khắc phục tình trạng xơ cứng tai và hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
vitamin D

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D gồm có:

  • Các loại thủy hải sản như cá hồi, cá trích, hàu, tôm
  • Lòng đỏ trứng gà
  • Các loại ngũ cốc, bột yến mạch
  • Các loại nấm
  • Sữa bò, dê, đậu nành, nước cam

Rối loạn tiền đình kiêng ăn gì?

Một chế độ ăn uống không kiêng khem đúng mực là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình ngày càng thêm trầm trọng. Ngoài việc tìm hiểu rối loạn tiền đình nên ăn gì thì người bị rối loạn tiền đình cần kiêng những thực phẩm dưới đây.

XEM THÊM: Yếu sinh lý ăn gì và kiêng gì

Hạn chế ăn mặn và các loại thịt đỏ

Chế độ ăn nhiều muối gây mất cân bằng các khoáng chất trong cơ thể từ đó hình thành áp lực trong tai trong dẫn đến chóng mặt. Vì vậy người bị rối loạn tiền đình nên kiêng ăn mặn đặc biệt những loại thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao như dưa muối chua, mì ống hay nước sốt…

Ngoài ra, người bệnh rối loạn tiền đình nên hạn chế các loại thịt đỏ: như bò, thịt heo thay vào đó nên ăn các loại thịt trắng như cá và lườn gà.

Hạn chế đồ ăn chứa đường và các chất tạo ngọt nhân tạo khác

Đồ ăn nhiều đường và chất tạo ngọt làm giảm lưu lượng máu và oxy tới máu và làm tăng huyết áp tạm thời khiến cơ thể luôn cảm thấy choáng váng. Bởi vậy, người bệnh rối loạn tiền đình cần kiêng ăn các thực phẩm có hàm lượng đường cao như kem, socola, mật ong, mứt, bánh ngọt, bánh quy và kẹo… để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

XEM THÊM:  11 loại rượu chữa yếu sinh lý

Hạn chế đồ ăn chế biến và đồ ăn có tính hàn

Thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhất là mỡ động làm tăng lượng cholesterol trong máu, dễ gây tắc hẹp động mạch từ đó khiến tình trạng rối loạn tiền đình thêm trầm trọng. Một số đồ ăn chế biến sẵn gồm: khoai tây chiên, gà chiên, nem chua, xúc xích… Thay vào đó, người bị rối loạn tiền đình hãy sử dụng các loại chất béo thực vật tốt như: dầu ô liu, ăn thịt nạc, nên chọn sữa loại tách béo hoặc làm từ sữa gầy.

Ngoài thực phẩm chế biến sẵn, người bị rối loạn tiền đình cũng nên giảm thiểu đồ ăn có tính hàn vào bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt người bị thiếu máu, huyết áp thấp không nên ăn uống đồ ăn có tính hàn như:  sắn dây, chanh dây, rau má, rau diếp cá, chè vằng, mướp đắng… vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phục hồi của hệ thần kinh.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?
hạn chế sử dụng đồ uống có cồn

Không sử dụng đồ có cồn và chất kích thích

Đồ uống có cồn và chất kích thích gây tác động lên hệ thần kinh và là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây ra các cơn đau đầu. Thay vào đó, người bệnh rối loạn tiền đình nên uống nước ép trái cây ít đường, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Người bị rối loạn tiền đình nên kiêng những đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá, thuốc lào… bởi chúng sẽ làm giảm lượng máu cung cấp đến não cho cơ thể.

XEM THÊM: Cách chũa rối loạn tiền đình tại nhà

Một số lưu ý cần thiết cho người bị rối loạn tiền đình

Không cần kiêng quá mức: Việc kiêng khem quá mức đặc biệt đột ngột cắt giảm các loại thực phẩm giàu chất béo ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày khiến cơ thể dễ suy nhược, mệt mỏi, tụt huyết áp, thiếu năng lượng. Trường hợp nặng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng, do vậy bạn nên điều chỉnh thực đơn hàng ngày sao cho hợp lý, cắt giảm từ từ.

 Kết hợp chế độ ăn cùng khám sức khỏe định kỳ: Rối loạn tiền đình nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như: Chấn thương, đột quỵ. Bởi vậy, ngoài việc biết các thực phẩm người bị rối loạn tiền đình nên ăn là gì để cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý thì người bị rối loạn tiền đình nên kết hợp thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phòng nguy cơ tái phát cũng như có phương án xử lý kịp thời.

Sử dụng thuốc kết hợp chế độ ăn: Sử dụng một số thảo dược lâu dài được xem là một trong những phương pháp được nhiều người áp dụng giúp điều trị tận gốc rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, người bị rối loạn tiền đình cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn đúng thảo dược cho mình.

Kết hợp thể dục thể thao: Thường xuyên tập thể dục nhất là ở vùng đầu, cổ gáy sẽ hỗ trợ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh rối loạn tiền đình.

XEM THÊM: Các bài tập bổ thận?

Hạn chế stress căng thẳng: Stress, lo âu, căng thẳng khiến tình trạng bệnh rối loạn tiền đình trở nên trầm trọng hơn vì vậy cần tạo tâm lý vui vẻ thoải mái, hạn chế tức giận, không ngồi nhiều trước máy tính.

Có thể thấy, rối loạn tiền đình là bệnh lý khá phổ biến không chỉ xuất hiện ở người già mà còn gặp phải ở cả người trẻ tuổi gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Hy vọng qua bài viết trên, người bệnh đã giải đáp được thắc mắc bị rối loạn tiền đình nên ăn gì và kiêng ăn gì? Tuy nhiên, nếu áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện vẫn không thuyên giảm người bị bệnh rối loạn tiền đình cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

XEM THÊM: Xoa bóp bấm huyệt chưa rối loạn tiền đình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *