PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

Giáo trình phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não được liên kết bởi tài liệu của Bộ Y Tế Việt Nam cùng với một số kinh nghiệm trong phục hồi chức năng bằng phương pháp tác động cột sống và trật đả dịch cốt trụ do CLB Y Thuật Trật Đả Dịch Cốt Trụ xây dựng.

Giáo trình mang tính chất chia sẻ đóng góp kinh nghiệm để có thể giúp được cho cộng đồng, không mang tính chất PR cho bộ môn hay CLB, mong bạn đọc thông cảm và không hiểu sai lệch về mục đích của bài đăng.

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) đã được triển khai ở Việt Nam từ năm 1987. Bộ Y tế đã rất quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện công tác PHCNDVCĐ ở các địa phương. Được sự phối hợp của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Bộ, Ngành liên quan khác, cũng như sự chỉ đạo, đầu tư của chính quyền các cấp, sự giúp đỡ có hiệu của các tổ chức quốc tế, công tác PHCNDVCĐ ở nước ta trong thời gian qua đã giành được một số kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Nhiều cấp lãnh đạo Bộ, Ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của PHCNDVCĐ đối với việc trợ giúp người khuyết tật nhằm giảm tỷ lệ tàn tật, giúp họ tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Về tổ chức, đến nay đã hình thành mạng lưới các bệnh viện Điều dưỡng – PHCN, các trung tâm PHCN, các khoa Vật lý trị liệu – PHCN với nhiều thày thuốc được đào tạo chuyên khoa sâu về PHCN, tham gia triển khai thực hiện kỹ thuật PHCN ở các địa phương. Nhằm đẩy mạnh chương trình PHCNDVCĐ ở Việt Nam, yêu cầu về tài liệu hướng dẫn PHCNDVCĐ để sử dụng trong toàn quốc là rất cấp thiết và hữu ích. Với sự giúp đỡ kỹ thuật của chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự tài trợ, chia sẻ kinh nghiệm có hiệu quả của Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCNV), từ năm 2006, Bộ Y tế đã bắt đầu tiến hành tổ chức biên soạn bộ tài liệu để sử dụng thống nhất trong chương trình PHCNDVCĐ trên toàn quốc. Sau nhiều lần Hội thảo, xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia Y học trong nước và nước ngoài, đến nay, Bộ tài liệu về PHCNDVCĐ đã hoàn thành và đã được Bộ Y tế phê duyệt. Bộ tài liệu này bao gồm: n Tài liệu “Hướng dẫn quản lý và thực hiện PHCNDVCĐ” dành cho cán bộ quản lý và lập kế hoạch hoạt động PHCNVCĐ. Tài liệu “Đào tạo nhân lực PHCNDVCĐ” dành cho các tập huấn viên về PHCNDVCĐ. Tài liệu “Hướng dẫn cán bộ PHCN cộng đồng và Cộng tác viên về PHCNDVCĐ”. Tài liệu “Hướng dẫn người khuyết tật và gia đình về PHCNDVCĐ”. Nội dung của bộ tài liệu được xây dựng dựa trên những tài liệu sẵn có về phục hồi chức năng và PHNCDVCĐ của WHO và được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại Việt Nam.

I/ MỘT SỐ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH NHÂN TBMMN

1/ Biểu hiện

Biểu hiện của bệnh TBMMN Biểu hiện của tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não gồm những biểu hiện bệnh lý đột ngột, cấp tính có tính chất khu trú của hệ thần kinh trung ương do giảm cung cấp máu tới não.

Chẳng hạn như: liệt nửa người và mặt cùng bên, tê bì hay rối loạn cảm giác nửa thân, nói khó, hoặc nhìn khó; có thể kèm theo hôn mê hoặc rối loạn tri giác. Bệnh thường xảy ra đột ngột, có hoặc không có dấu hiệu báo trước như đau đầu, buồn nôn… Trong vài phút hoặc vài giờ, người bệnh có thể bị liệt hoàn toàn nửa người (gồm cả mặt, tay và chân cùng bên).

Liệt nửa người là dấu hiệu thường gặp nhất; ngoài ra có thể gặp các dấu hiệu khác như nói ngọng, tê bì nửa người, lẫn lộn, đại tiểu tiện không tự chủ…

Bệnh có thường gặp không?

Ở các nước phát triển, tai biến mạch máu não là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch. ở Hoa kỳ, cứ 100.000 dân thì có 794 người bị, còn ở Pháp, trong 1000 dân có 60 người bị tai biến mạch não. Thống kê ở Việt Nam năm 1994 cứ 100.000 người dân thì 115 người bị. Theo số liệu của Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch mai (1999), 22,41% bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa là bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não.

2/ Những khó khăn mà người bị TBMMN gặp phải và cũng là dấu hiệu của TBMMN bao gồm:

Di chuyển / cử động

Do yếu hoặc bị liệt một bên nửa người, người bệnh sẽ bị khó khăn khi lăn trở ở giường; khó thay đổi tư thế. Kể cả khi nửa người không liệt hẳn thì đi lại vẫn gặp khó khăn do rối loạn thăng bằng hoặc mất cảm giác nửa người bên liệt…

− Khó lăn sang hai bên, nhất là lăn sang bên lành.

− Khó ngồi dậy và ngồi cho vững.

− Khó đứng dậy và đi lại.

− Ngoài khó khăn khi di chuyển, người bệnh còn khó thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày do cử động tay và thân mình khó.

Các hoạt động bao gồm: ăn uống, rửa mặt đánh răng, thay quần áo, tắm giặt…

3/ Thể co cứng, co rút, biến dạng:

 

Co cứng: Là các cơ bị cứng kể cả khi nghỉ ngơi, cản trở vận động bình thường.

Nắn bắp cơ thấy rắn chắc hơn bình thường. Bệnh nhân bị liệt nửa người sau một thời gian vài tháng thường bị co cứng cơ.

Khi cử động chi bên liệt thấy cử động bị cứng, bị khó như bị cản lại. Tất cả các bệnh nhân đều bị co cứng theo một kiểu như nhau nên người ta gọi đây là mẫu co cứng của người liệt nửa người.

− Các cơ ở nửa người bên liệt co cứng và co ngắn hơn so với bên lành, nên cổ bị ngả sang bên liệt, thân mình cũng nghiêng sang bên liệt.

− Tay liệt: do bị co cứng các cơ gập, khép và xoay trong; nên khớp vai, khớp khuỷu và cổ tay, bàn tay bị gập và khép và xoay trong.

− Hông bên liệt khi đi bị kéo cao hơn bên lành.

− Khớp háng, khớp gối và cổ chân bị duỗi nên khi đi chân liệt có cảm giác dài hơn chân lành, hông bên liệt buộc phải nhấc cao hơn.

Co rút cơ: Tất cả những cơ bị co cứng một thời gian dài sau đó dễ chuyển thành co rút. Cơ và mô mềm co ngắn lại gây hạn chế vận động của khớp, đau khi cử động. Các cơ gấp ở tay và cơ duỗi ở chân hay bị co rút.

Cứng khớp / biến dạng khớp: Cơ bị co cứng rồi co rút, làm hạn chế vận động của khớp. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến cứng khớp. Các khớp bị cứng đầu tiên là khớp vai, khớp háng và khớp cổ chân ở bên liệt. Cứng các khớp khác xuất hiện muộn hơn

Khớp vai và cánh tay bị khép chặt vào thân mình, rất đau khi cử động lên phía trên đầu. Cổ chân gấp mặt lòng, khiến người bệnh đứng và đi nhón gót. Cổ chân bị cứng và biến dạng ôi đau . . .

3/ Giao tiếp

Khoảng 25-30% người bị liệt nửa người có nguy cơ bị khó khăn về giao tiếp. Đó là nói khó, nói không rõ tiếng hoặc thất ngôn.

Hiểu lời nói kém: phải nói đi nói lại nhiều lần. n Diễn đạt bằng lời nói kém.

Đọc và viết kém: người bị TBMMN tự viết mấy dòng hoặc đọc thành tiếng một đoạn khó. (Tham khảo thêm ở chương các khó khăn về giao tiếp)

4/ Hoạt động hàng ngày

Các hoạt động: ăn uống, chải đầu, đánh răng, tắm giặt, thay quần áo, đi vệ sinh… có thể không tự làm một mình. Người bị TBMMN có thể cần trợ giúp bằng dụng cụ hoặc sự giúp đỡ của người khác.

5 Công việc

Phần lớn người bị tai biến mạch máu não đều đang ở tuổi lao động hoặc mới nghỉ hưu. Sau khi hồi phục, cần quan tâm tới việc làm tạo thu nhập để người bệnh có thể sống một cách độc lập.

6 Cuộc sống gia đình và xã hội

Cứ 3 người bị tai biến mạch máu não thì có 2 người là đàn ông. Bị bệnh, vai trò gánh vác việc gia đình, chăm sóc con cái bị thay đổi.

Trách nhiệm đó dồn lên vai người vợ. Do vậy, việc hỗ trợ tâm lý cho gia đình và cho người khuyết tật là cần thiết.

7/ Tâm lý

Hầu hết những người sau khi bị TBMMN, đều trở nên trầm cảm, lo âu về bệnh tật, sợ bệnh tái phát. Số khác thì ì trệ, không tham gia vào tập luyện; còn những người khác lại ỉ lại, chờ đợi sự chăm sóc, phục vụ của gia đình và người thân… Bản thân gia đình họ cũng lo lắng, không biết phải hỗ trợ như thế nào. Do vậy, nhân viên phục hồi chức năng cần chăm sóc và hướng dẫn gia đình họ cùng tập luyện, tự làm các hoạt động tự chăm sóc; động viên người bệnh…

II/ NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH

III/ PHÁT HIỆN

Dấu hiệu và triệu chứng

Yếu hoặc liệt nửa người một bên.

Mất hoặc rối loạn cảm giác của một bên nửa người.

Cơ nửa người co cứng hoặc mềm nhẽo.

Rối loạn ngôn ngữ do hiểu kém hoặc diễn đạt kém.

Mất các cử động quen thuộc: chải đầu, mặc áo… vụng về, khó khăn.

Rối loạn về nói: nói ngọng, nói lắp hoặc nói to quá, nhanh quá…

Rối loạn về nuốt: nuốt nghẹn, uống sặc…

IV/ CAN THIỆP

  • Điều trị tại bệnh viện: Trong đợt điều trị cấp cứu của tai biến mạch não, người bệnh cần được nằm và theo dõi tại bệnh viện. Dấu hiệu cấp cứu là hôn mê đi kèm với liệt nửa người, đại tiểu tiện không tự chủ. ở bệnh viện, tình trạng sức khoẻ và tri giác của người bệnh được theo dõi và điều chỉnh. Các thuốc thường được dùng ở giai đoạn này là thuốc tăng cường tuần hoàn não (cerebrolysin, gliatilin, citicholin..), thuốc làm thức tỉnh tế bào não (nootropyl, ginko biloba… ) Ngay sau khi xảy ra tai biến, người bệnh cần được chăm sóc cẩn thận để phòng ngừa loét do đè ép, nhiễm trùng ở phổi hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Phẫu thuật: Một số trường hợp cần được điều trị bằng phẫu thuật như: xuất huyết não – màng não, máu tụ nội sọ… Chỉ định phẫu thuật do thầy thuốc phẫu thuật thần kinh đưa ra. Can thiệp phẫu thuật để mở hộp sọ lấy máu tụ, đặt cầu nối động mạch khi có động mạch bị tắc hoặc kẹp đoạn mạch bị vỡ…

V/ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THEO Y HỌC

Một số điều cần lưu ý:

  • Cần loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, ngăn ngừa tái phát của bệnh: hút thuốc, tăng huyết áp, thói quen ăn mặn… Điều trị các bệnh có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây tai biến mạch máu não như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu…
  • Việc phục hồi chức năng cần toàn diện, sớm và tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. ở giai đoạn cấp của bệnh, việc chăm sóc chiếm vị trí quan trọng, phục hồi chức năng cũng đồng thời phải tiến hành ngay. Nội dung các hoạt động này bao gồm: giữ tư thế tốt và đúng để tránh cứng khớp và biến dạng khớp, tập luyện để duy trì và tăng cường sức mạnh cơ, giúp người bệnh độc lập tối đa trong sinh hoạt hàng ngày nhờ dụng cụ trợ giúp.
  • Vị trí đặt giường bệnh trong phòng: Giường bệnh được kê ở trong phòng. Sao cho, phía thân bị liệt của người bệnh được hướng ra giữa phòng. Như vậy, mọi tiếp xúc, tác động tới người bệnh đều đến từ phía bên liệt. Điều này khiến họ vận động bên đó nhiều hơn và đỡ bỏ quên nửa thân bị liệt.
  • Khi cho người TBMMN tập các bài tập phục hồi chức năng cần chú ý quan sát sắc thái của họ. Khi thấy người bệnh toát mồ hôi và tỏ ra mệt mỏi, cộng tác viên hoặc người nhà cần cho họ nghỉ ngơi ngay.

Đặt tư thế người TBMMN

Người bệnh cần được đặt ở tư thế đúng để giảm bớt mẫu co cứng, đề phòng biến dạng khớp

Nằm ngửa Vai và hông bên liệt được kê gối mềm, khớp gối gập nhẹ; cổ chân được kê vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng gập bàn chân về phía lòng bàn chân.

Tư thế bệnh nhân khi nằm ngửa

Nằm nghiêng sang bên liệt

Vai bên liệt gập, cánh tay duỗi vuông góc với thân, thân mình nửa ngửa, chân liệt duỗi. Tay lành để trên thân hoặc gối đỡ phía lưng. Chân lành gập ở háng và gối.

Nằm nghiêng sang bên lành

Vai và cánh tay bên lành để tự do. Chân lành để duỗi. Thân mình vuông góc với mặt giường. Tay liệt có gối đỡ để vuông góc với thân. Chân liệt có gối đỡ ở tư thế gập háng và gối.

Cách lăn trở người bị TBMMN

Nên hướng dẫn để người bệnh tự lăn trở, nếu khó khăn trong giai đoạn đầu người nhà có thể hỗ trợ người bệnh lăn trở, cách hỗ trợ như sau:

  • Lăn sang bên liệt: Nâng tay và chân lành lên. Đưa chân và tay lành về phía bên liệt. Xoay thân mình sang bên liệt.
  • Cách lăn sang bên liệt: làm các động tác theo trình tự sau đây Cài tay lành vào tay liệt. Giúp người bệnh, gập gối và háng bên liệt. Dùng tay lành kéo tay liệt sang phía tay lành. Đẩy hông người bệnh xoay sang bên lành
  • Ngồi dậy từ tư thế nằm ngửa: Người nhà ngồi bên cạnh người bệnh. Người bệnh bám hai tay vào cánh tay của người thân. Một tay người nhà quàng và đỡ vai người bệnh. Đỡ người bệnh ngồi dậy từ từ

Ngồi dậy từ tư thế nằm nghiêng

− Cách thứ nhất Người bệnh nằm nghiêng về phía bên liệt, chân trên gập. Người nhà ngồi phía sau người bệnh. Một tay đỡ vai dưới, tay kia đỡ vai trên người bệnh. Người bệnh chống tay khoẻ để ngồi lên, trong khi người nhà nâng người bệnh nhân dậy.

− Cách thứ hai Người bệnh nằm nghiêng bên lành cạnh mép giường. Chân lành luồn dưới gót chân liệt đưa chân liệt ra ngoài mép giường. Thả cả hai chân xuống dưới cạnh giường. Chống khuỷu tay lành lên mặt giường, duỗi tay lành để đẩy thân mình ngồi lên. Khi đó người nhà đỡ vai dưới để hỗ trợ bệnh nhân ngồi dậy.

*/ Tập hoạt động, sinh hoạt hàng ngày Gia đình cần hỗ trợ để người bệnh tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như: ăn uống, vệ sinh: chải đầu, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh… Trong đó, cần biết cách hỗ trợ người bệnh di chuyển từ giường sang xe lăn và ngược lại.

  • Thay quần áo:

− Cởi áo (quần)

Theo thứ tự cởi tay áo (ống quần) bên lành trước, bên liệt sau.

− Mặc quần (áo)

Làm theo thứ tự ngược lại với khi cởi: xỏ ống quần (tay áo) bên liệt vào trước, kéo lên rồi xỏ ống quần (tay áo) bên lành vào sau.

− Cài khuy áo, buộc dây giày, dép n Nếu cài khuy áo khó khăn, có thể thay các khuy áo bằng băng dán, móc gài… Tương tự như vậy có thể thay giây buộc giày, dép bằng móc cài hoặc băng dán.

*/ Di chuyển từ giường sang ghế (xe lăn) và ngược lại

Để người bị liệt ngồi ở mép giường. Xe lăn để sát cạnh ghế về phía bên liệt. Mặt giường chỉ cao bằng ghế (xe lăn). Giúp bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường xoay sang phía bên liệt để ngồi xuống xe lăn hoặc ghế.

*/ Đứng dậy

Khi mới tập đứng dậy từ tư thế ngồi, người bệnh thường có xu hướng đứng lên bằng chân lành, khi ấy chân liệt đưa ra phía trước. Do vậy, cần chú ý sửa sao cho khi đứng dậy, người bệnh phải dồn trọng lượng đều xuống cả hai chân.

Nếu người bệnh không tự đứng dậy một mình, người nhà cần hỗ trợ họ:

Chuẩn bị:

− Để hai bàn tay người bệnh đặt lên vai người nhà.

− Hai tay người nhà đặt ngang thắt lưng người bệnh.

− Hai mũi bàn chân người nhà đặt đối diện mũi bàn chân người bệnh.

− Hai gối người nhà tỳ vào hai gối người bệnh, giữ cho chúng duỗi

− Yêu cầu bệnh nhân cúi người về phía trước sau đó đứng lên với sự đỡ giúp của người nhà.

− Trong động tác này người bệnh phải phối hợp cùng người giúp đỡ để đứng lên.

*/ Tập thăng bằng đứng Để người bệnh đi được họ cần đứng vững.

Để cho họ đứng càng nhiều càng tốt. Trước tiên, để cho người bệnh tập đứng trong thanh song song trước. Để họ đứng vững hơn, nên cho họ tập lần lượt với tay sang hai bên, rồi cúi nhặt vật dưới đất. Mỗi bên làm 10 lần. Bằng cách đó hàng ngày có thể tập để người bệnh đứng vững hơn.

*/ Đi trong thanh song song

Khi người bệnh đã đứng vững, có thể cho họ tập đi. Lúc đầu nên tập đi trong thanh song song. Cách đo, cách làm và cách sử dụng thanh song song để tập đi có thể tham khảo thêm bài các dụng cụ phục hồi chức năng. Có thể đi theo kiểu ba điểm hoặc bốn điểm (tham khảo phần các dụng cụ trợ giúp di chuyển).

Tập theo tầm vận động khớp

Để đề phòng co cứng và biến dạng các khớp, người bệnh cần được động viên thực hiện các bài tập thụ động theo tầm vận động khớp (xem thêm tài liệu Bài tập phục hồi chức năng phòng ngừa thương tật thứ phát). Người bệnh tự làm hoặc có người nhà giúp. Bài tập này nên làm hàng ngày. Mỗi động tác nên thực hiện từ 10 – 15 lần.

Các động tác người bệnh tự tập

Các bài tự tập này sẽ giúp người bệnh dễ dàng di chuyển và đề phòng các di chứng cứng khớp… bao gồm các động tác sau: n Nâng hông lên khỏi mặt giường Người bệnh nằm ngửa, hai tay đặt dọc thân mình, hai chân gấp, đặt hai chân sát nhau. Nâng hông lên khỏi mặt giường, càng cao càng tốt, và càng lâu càng tốt. Để người bệnh đếm1,2,3,4… đến 15-20 hãy đặt hông xuống giường. Làm lại khoảng 10 lần.

Tập cài hai tay đưa lên phía đầu

Tay lành cài vào các ngón tay bên liệt, đưa hai tay duỗi thẳng về phía đầu. Cố gắng đưa khuỷu tay hai bên ngang tai. Sau đó, Hạ hai tay về vị trí cũ. Làm lại 10 – 15 lần. Giai đoạn sau, khi người TBMMN bắt đầu cử động được trở lại, các cơ bị co cứng, việc phục hồi chức năng ngoài những nội dung đã thực hiện kể trên, cần thực hiện thêm các bài tập phục hồi cơ.

Tập phục hồi các cơ bên liệt

Chú ý rằng trước khi tập các bài tập cho người bệnh cần đảm bảo giải phóng họ khỏi tình trạng co cứng trước, đối với các trường hợp liệt cứng và có tăng trương lực cơ. Có thể áp dụng các cách đơn giản sau để ức chế trương lực cơ ở tay và chân.

Kiểm soát trương lực cơ ở tay: để người bệnh ngồi, tay bị liệt duỗi thẳng (khuỷu duỗi), bàn tay và các ngón tay mở xòe ra đặt trên mặt giường, chống tay cạnh thân mình. Giữ ở tư thế đó 5 – 10 phút.

Kiểm soát trương lực cơ chân: để người bệnh ở tư thế ngồi, gối chân liệt vuông góc, bàn chân liệt đặt sát trên nền nhà. Bảo người bệnh bắt chéo chân lành sang bên chân liệt, cẳng chân bên lành tì đầu gối chân bên liệt xuống. Nếu người bệnh không làm được thì người giúp đỡ có thể dùng tay của mình để tì ấn gối bên liệt của người bệnh xuống. Giữ tư thế đó 5-10 phút hoặc tới khi chân liệt của người bệnh không run, giật nữa thì ngừng lại.

Để nửa người bên liệt có thể cử động và phục hồi trở lại, người TBMMN cần cố gắng vận động càng nhiều càng tốt. Việc tập luyện để tăng sức mạnh cơ bên liệt được tiến hành như tập mạnh cơ trong các bệnh khớp. (xem thêm tài liệu Bài tập phục hồi chức năng phòng ngừa thương tật thứ phát). Nên tập chân để người bệnh có thể đi lại được.

*/Tập gấp háng sẽ giúp người bệnh nhấc được chân lên để đi lại

Người TBMMN ngồ i thẳng, khớp gối vuông góc, tay của cộng tác viên đặt lên gối người bệnh, chống lại cử động rung giật chân và nhấc gối lên của người bệnh

Tập mạnh cơ duỗi gối giúp đứng vững

Người bệnh ngồi sâu vào ghế, cẳng chân duỗi thẳng, gối duỗi. Một tay của người nhà tỳ vào cổ chân, chống lại cử động của người bệnh. Khi bắt đầu đi lại được, nên tập nhiều hơn các cơ ở tay. Bắt đầu bằng cách tập cơ ở vai, rồi khuỷu tay và bàn tay. Hai tay giơ gậy lên quá đầu rồi hạ xuống, làm lại 20 lần.

Nếu lúc đầu không làm được ở tư thế ngồi hoặc đứng, có thể thực hiện bài tập này ở tư thế nằm ngửa.

*/ Vận động đề phòng co rút và biến dạng khớp

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng co cứng, co rút cơ ở bên liệt và cứng khớp vai, khớp cổ chân bên liệt cần phải được đặt ở tư thế đúng, tập theo tầm vận động và dùng nẹp chỉnh hình. n Đặt tư thế đúng Nếu hầu hết thời gian người bệnh được đặt đúng tư thế sẽ hạn chế rất tốt chuyện dính khớp bên liệt.

Các tư thế tốt đã được mô tả ở phần trên. Nếu người bệnh cử động thường xuyên và khó giữ tư thế đúng, phải dùng nẹp chỉnh hình để cố định tư thế các chi.

Dùng nẹp chỉnh hình để duy trì tư thế đúng Nẹp chỉnh hình là các dụng cụ để ngăn ngừa hoặc nắn chỉnh sai lệch tư thế của chi thể. Có loại nẹp nắn chỉnh khớp cổ chân gọi là nẹp dưới gối; nẹp nắn chỉnh khớp gối gọi là nẹp khớp gối…

Nguyên tắc sử dụng các nẹp này là đeo càng nhiều thời gian càng tốt, thường là lúc không vận động, nhưng có thể đeo cả lúc vận động như nẹp dưới gối.

Đối với người bị liệt nửa người, các nẹp chỉnh hình hay dùng là:

− Nẹp dưới gối: để đề phòng bàn chân thuổng.

− Nẹp cổ tay: giữ cổ tay khỏi quặp và biến dạng gập.

− Đai treo cánh tay: đỡ vai khỏi xệ và bán trật khớp.

Các nẹp này thường được làm từ nhựa, tre, gỗ, vải… được đo theo kích thước của chân tay người bệnh. Có thể tham khảo phần chế tạo và sử dụng các dụng cụ này ở phần các dụng cụ phục hồi chức năng.

Tập theo tầm vận động các khớp ở chi và thân mình

Người bị liệt nửa người ở giai đoạn sau thường bị cứng và đau khớp vai bên liệt. Vai bên liệt vừa xệ xuống vừa khép chặt vào thân mình. Cổ chân bên liệt cũng bị duỗi cứng.

Để người bệnh nằm ngửa, vai bên liệt cạnh mép giường. Một tay người tập giữ vai người bệnh. Tay kia cầm cẳng tay ngay trên khuỷu tay người bệnh, đưa lên phía đầu người bệnh. Đưa càng cao càng tốt, khi nào người bệnh đau thì dừng lại.

Giữ 30 giây rồi trở lại vị trí ban đầu.

Kéo giãn cổ tay bên liệt

Người bệnh nằm ngửa, cánh tay gập lên phía vai 900. Một tay người tập duỗi cho khuỷu tay người bệnh thẳng ra. Tay kia duỗi cổ tay hết tầm, sau đó duỗi các ngón tay.

Kéo giãn cổ chân:

Khi cổ chân gập quá mức về phía lòng bàn chân. Người bệnh nằm ngửa, duỗi chân. Một tay người tập giữ cẳng chân người bệnh. Tay kia dùng ngón cái và 3 ngón đối diện giữ chặt gót chân người bệnh. Để bàn chân người bệnh tựa vào cẳng tay mình, vừa kéo gót chân người bệnh xuống vừa đẩy mũi bàn chân họ theo hướng ngược lại. Giữ khoảng 30 giây.

Tập đi và di chuyển độc lập

Để người bệnh có thể đi lại một cách vững vàng, an toàn, việc bắt đầu tập đi cần tuân theo các giai đoạn: tập đứng dậy, đứng vững và đi. Trước khi cho người TBMMN tập đứng, tập đi nếu có rung giật bàn chân thì xử lý bằng cách sau: Để họ ngồi trên ghế, hoặc mép giường, gối vuông góc, bàn chân bên liệt đặt trên nền nhà hoặc mặt phẳng cứng. Cộng tác viên hoặc người nhà trợ giúp dùng một bàn tay giữ gối của người bệnh và ấn xuống, chống lại sự rung giật của bàn chân liệt và đẩy gối bên liệt lên. Giữ như vậy cho tới khi chân bên liệt không còn giật nữa mới bắt đầu cho người TBMMN tập đứng hoặc tập đi.

Dụng cụ tập luyện

Có thể làm một số dụng cụ để tập như: ròng rọc, thanh gỗ để tập khớp vai, tạ (hoặc bao cát) để tập mạnh cơ… Tuỳ theo mục đích tập mà người bệnh nên được được chọn dụng cụ nào.

Ròng rọc tập khớp vai

Dùng lõi gỗ hoặc sắt làm ròng rọc, treo lên cành cây hoặc xà nhà. Hai dầu dây vắt qua ròng rọc được nối với hai tay cầm. Người bệnh ngồi dưới ròng rọc. Hai tay nắm vào tay cầm, tay khoẻ kéo xuống để tay yếu được kéo lên cao.

Nếu tay yếu nắm không chắc, có thể dùng khăn vải buộc vào tay cầm.

Huấn luyện giao tiếp Có khoảng 30% những người bệnh liệt nửa người bị thất ngôn.

Đó là rối loạn ngôn ngữ do mất khả năng hiểu hoặc khả năng thể hiện bằng lời nói, chữ viết. Để xem các rối loạn này ở dạng nào và mức độ nào và cách thức huấn luyện người bệnh… cần tìm hiểu về thất ngôn. (Xem thêm phần giúp người bệnh bị thất ngôn giao tiếp).

Hỗ trợ về tâm lý Người bệnh sau tai biến thường bị rối loạn cảm xúc như: trầm cảm, không ham muốn, thiếu động cơ tập luyện, không cố gắng; nhiều người tự coi mình làm trung tâm sự chú ý và chăm sóc, muốn được phục vụ và quan tâm… Do vậy, tuỳ theo tâm lý của người bệnh mà gia đình, cộng tác viên phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và những người xung quanh cần hỗ trợ, nâng đỡ, động viên họ, giúp họ tham gia tích cực vào việc tập luyện và phục hồi chức năng. 4.5 Giáo dục bệnh nhân và gia đình Người bệnh và gia đình cần được hướng dẫn về các nội dung: n Cách theo dõi huyết áp, và chế độ ăn uống. n Phòng ngừa và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não. n Cách hỗ trợ người bệnh tập luyện. n Cách hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc bản thân một cách độc lập. n Những thay đổi môi trường gia đình để người bệnh có thể tái hoà nhập cộng đồng. n Xem xét và giải quyết vấn đề việc làm cho người bệnh ở độ tuổi lao động. 5. Các câu hỏi thường gặp Người TBMMN có thể làm được gì? Giao tiếp: Việc hồi phục khả năng nói, giao tiếp sau tai biến bắt đầu sau một vài tháng kể từ lúc bắt đầu bị bệnh và kéo dài hàng năm. Nếu được tập luyện ngôn ngữ, khả năng giao tiếp có khả năng cải thiện. Việc làm: Những người bị tai biến mạch não tuổi còn trẻ vẫn có khả năng kiếm việc làm. Việc làm không nhất thiết là một việc chính thống tại cơ quan xí nghiệp; mà có thể ở tổ đổi công, hợp tác xã hoặc chăn nuôi, trồng cây cảnh… Do vậy việc học nghề và vay vốn là cần thiết đối với người bệnh. Cộng tác viên Phục hồi chức năng cộng đồng cần lượng giá được khả năng của người bệnh để giúp họ nhanh chóng tìm công việc phù hợp. Đi lại: Thông thường, người bệnh có thể bắt đầu đi lại được sau khi bị tai biến khoảng 1 tháng – 1,5 tháng. Họ đi tốt, an toàn sau khoảng 2 – 3 tháng. Người TBMMN có trở lại như trước kia được không? Phần lớn người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân và tham gia một phần các hoạt động trong gia đình. Khoảng 30% bệnh nhân có thể đi làm trở lại, với công việc được điều chỉnh phù hợp.

VI/ ĐIỀU TRỊ THEO TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG VÀ TRẬT ĐẢ

1/ Nguyên nhân

Xuất huyết não do nhiều nguyên nhân gây ra như:

– Chấn thương đầu: Chấn thương là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu trong não ở những người dưới 50 tuổi.

– Tăng huyết áp: Tình trạng mạn tính này làm suy yếu thành mạch máu. Nếu không điều trị, tăng huyết áp có thể dẫn đến xuất huyết não.

– Chứng phình động mạch: Đây là sự suy yếu thành mạch máu, có thể vỡ và chảy máu vào não, dẫn đến đột quỵ.

– Mạch máu bất thường (dị dạng động tĩnh mạch): Sự suy yếu các mạch máu trong và xung quanh não có thể xuất hiện lúc mới sinh và chỉ có thể chẩn đoán được khi bệnh xuất hiện triệu chứng.

– Bệnh mạch máu dạng bột: Đây là sự bất thường của các thành mạch máu, đôi khi xảy ra cùng với sự lão hóa và tăng huyết áp. Tình trạng này có thể gây ra các vi xuất huyết khó nhận biết trước khi gây ra xuất huyết nặng.

– Rối loạn đông máu: Hemophilia và bệnh hồng cầu hình liềm có thể làm giảm số lượng tiểu huyết cầu.

– Bệnh gan: Tình trạng này có liên quan đến chảy máu nghiêm trọng nói chung.

– U não.

2/ Điều trị từng khu vực lâm sàng

2.1/ Liệt dây thần kinh số 7:

Nhìn bình thường sẽ thấy miệng kéo sang bên lành, bên liêt sẽ thấy mắt nhắm không hết.

Dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng cuả bệnh xuất huyết não - chảy máu não
  • Khi liên TK 7 sẽ làm cho một số nhánh cơ vùng mặt mất trương lực cơ và cần tác động vào các cơ sau: Cơ thái dương hàm, cơ cắn, cơ vòng mắt, cơ gò má lớn và nhỏ, cơ cười…
  • Tác động các đốt sống để kích hoạt dây thần kinh hoạt động: C1,6 khác bên, C3 cùng bên.
  • Ấn một số huyệt và dùng ngải cứu hơ một số huyệt vị vùng mặt
  • Nắn chỉnh lại khớp thái dương hàm, rút lưỡi.

2.2/ Trượt khớp vai, bàn tay co rút

  • Hiện tượng trượt khớp vai và co rút bàn tay khiên cho người bệnh không kiểm soát được vận động của chi trên.
  • Một số nhóm cơ sẽ ảnh hưởng và cần tác động: Cơ nâng vai, cơ trám lớn/bé, cơ tròn, cơ trên/dưới gai, cơ đen-ta, cơ ngực lớn, cơ nhị đầu, tam đầu, cơ gấp/ duỗi các ngón.
  • Ấn một số huyệt vùng chi trên: Hợp cốc, khúc trì, thiếu hải, trung phủ, tý nhu, kiên tỉnh, thiên tông, kiên liêu, kiên tỉnh.
  • Nắn chỉnh đốt sống cổ, khớp vai, khớp khủy
  • Ép vận động khớp vai, khớp khủy, cổ tay

2.3/ Trượt khớp háng, khớp cùng chậu, cổ chân

  • Trượt chỏm trương đùi do mất trương lưc cơ tứ đầu đùi, gân asin, cơ dép, cơ mông lớn/bé, cơ hình lê.
  • Tăng trương lực cơ cực dài, chầu sườn thắt lưng, vuông thắt lưng, thắt lưng lớn có thể dẫn đến lệch khớp cùng chậu.
  • Giai đoạn đầu mất trương lực một số cơ chi dưới, giai đoạn sau tăng trương lực một số cơ do dây thần kinh hông to quản lý không tốt dẫn đến rối loạn chức năng một số cơ.
  • Bệnh nhân vận động khó do dây thần kinh chưa điều khiển được chính xác, khớp chưa ổn định vị trí mà tập đi lại nhiều sẽ dẫn đến đảo các ổ khớp và chân đi vơ dạ.
  • Cần giải tỏa các hệ thông cơ trên, nắn lại cột sống thắt lưng, khớp cùng chậu, khớp háng, khớp gối, cổ chân.
  • Ép vận động các khớp trên.
Lệch khớp cùng chậu
Khớp háng có thể trôi lên trên hoặc xuống dưới
Biến dạng khớp khi tập đi nhiều mà khớp di lệch

VII/ DÙNG THUỐC ĐÔNG /NAM DƯỢC

Nguyên Tắc Điều Trị

Tai biến mạch máu não là chứng cấp, xẩy ra đột ngột, vì vậy, phải chữa ngọn (tiêu) trước. Chú trọng đến việc khứ tà. Thường dùng phép bình Can, tức phong, thanh hóa đờm nhiệt, hóa đờm, thông phủ, hoạt huyết, thông lạc, tỉnh thần, khai khiếu. Thường phân ra chứng bế và thoát để dễ xử lý. Bế chứng: khứ tà, khai khiếu, tỉnh thần, phù chính. Thoát chứng: cứu âm cố dương. Đối với chứng ‘nội bế ngoại thoát’ nên phối hợp khai khiếu, tỉnh thần với phù chính cố bản. Khi điều trị di chứng, thường thấy hư thực lẫn lộn, tà thực chưa giải hết đã thấy xuất hiện hư chứng, nên phù chính, khứ tà, thường dùng phép dục âm, tức phong, ích khí, hoạt huyết.

Bài Thuốc tham khảo:

Dùng bài Thiên Ma Câu Đằng Ẩm.

Thiên ma 8-12g Câu đằng 12-16g Thạch quyết minh 20-30g Chi tử 8-12g Hoàng cầm 8-12g Ngưu tất 8-12g Ích mẫu 12-16g T k sinh 20-30g Dạ G đằng 12-20g Bạch linh 12-20g

Đầu váng, đau đầu thêm Cúc hoa, Tang diệp. Tâm phiền, dễ tức giận thêm Đơn bì, Bạch thược; Táo bón thêm Đại hoàng. Nếu thấy hoảng hốt, mê man, do phong hỏa bốc lên thanh khiếu, do tà từ kinh lạc chuyển vào tạng phủ, nên dùng Ngưu Hoàng Thanh Tâm Hoàn hoặc An Cung ngưu Hoàng Hoàn để khai khiếu, tỉnh thần. Nếu phong hỏa hợp với huyết bốc lên, nên dùng phép lương huyết, giáng nghịch để dẫn huyết đi xuống.

Khí hư huyết ứ:

Triệu chứng: Liệt nửa người, miệng méo, lưỡi lệch, nói khó hoặc không nói được, nửa người mất cảm giác, sắc mặt u tối, hơi thở ngắn, không có sức, chảy nước miếng, tự ra mồ hôi, hồi hộp, tiêu lỏng, tay chân phù, lưỡi tối nhạt, rêu lưỡi trắng hoặc trắng nhạt, mạch Trầm Tế, Tế Sác hoặc Tế Huyền.

Điều trị: Ích khí, hoạt huyết, phù chính, khứ tà. Bài thuốc:

Dùng bài Bổ Dương Hoàn Ngũ Thang.

Nói khó thêm Viễn chí, Thạch xương bồ, Uất kim để khứ đờm, thông khiếu. Hồi hộp, suyễn khó thở, thêm Quế chi, Chích cam thảo để ôn kinh, thông dương. Tay chân tê thêm Mộc qua, Thân cân thảo, Phòng kỷ để thư cân, hoạt lạc. Tê chi trên thêm Quế chi để thông lạc. Chi dưới yếu, không có sức thêm Tục đoạn, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để làm mạnh gân xương. Tiểu không tự chủ thêm Tang phiêu tiêu, Ích trí nhân để ôn Thận, cố sáp. Huyết ứ nhiều thêm Nga truật, Thủy điệt, Quỷ tiễn vũ, Kê huyết đằng để phá huyết, thông lạc.

Âm hư phong động:

Điều trị:

Tư dưỡng Can Thận, tiềm dương, tức phong. Bài thuốc:

Dùng bài Trấn Can Tức Phong Thang.

Ngưu tất 40g Long cốt 20g Qui bản 20g Huyền sâm 20g Xuyên luyện tử 8g Nhân trần 8g Giả thạch 40g Mẫu lệ 20g Bạch thược 20g Thiên môn 20g Mạch nha 8g Cam thảo 6 Có đờm nhiệt thêm Thiên trúc hoàng, Trúc lịch, Bối mẫu để thanh hóa đờm nhiệt. Tâm phiền, mất ngủ thêm Hoàng cầm, Sơn chi để thanh tâm, trừ phiền Thêm Dạ giao đằng Trân châu mẫu để trấn Tâm, an thần.

Đầu đau, đầu nặng thêm Thạch quyết minh, Hạ khô thảo để thanh Can, tức phong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *