Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?

Thoái hóa đốt sống cổ gặp phổ biến nhất ở người cao tuổi, tuy nhiên trên thực tế không ít người trẻ tuổi cũng mắc phải bệnh lý này. Thoái hóa đốt sống cổ khiến người bệnh cảm giác khó chịu, mệt mỏi và đau đớn do hiện tượng hư khớp, đĩa đệm liên quan đến dây chằng, các màng từ đó khiến người bệnh bị đau vùng cổ khi hoạt động. Nếu không chủ động thăm khám và điều trị kịp thời thoái hóa đốt sống cổ gây ra các biến chứng nguy hiểm như: thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống hay rối loạn tiền đình. Chính vì vậy, việc tìm hiểu rõ những nguyên nhân, dấu hiệu cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ có vai trò vô cùng quan trọng để người bệnh có thể chủ động thăm khám sớm từ đó có phương pháp điều trị đúng, kịp thời tránh để lại những biến chứng nguy hiểm không đáng có xảy ra.

Khái quát chung về bệnh lý thoái hóa đốt sống cổ 

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?
Sơ lược về thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ (thoái hóa cột sống cổ) do ảnh hưởng của tuổi tác hay những tư thế không đúng khi làm việc hoặc sinh hoạt hàng ngày, bệnh xảy ra khi hệ thống đĩa đệm ở vùng cột sống cổ bị thương tổn.

Trong 7 đốt sống cổ, đốt sống dễ bị thoái hóa nhất là đốt sống C5 – C6 – C7. Tính đàn hồi và chiều cao của lớp đĩa đệm sẽ bị mất đi khi vùng đốt sống cổ bị mất nước. Khi đó vùng đĩa đệm và cột sống cổ sẽ mất đi sự rắn chắc từ đó dẫn đến sự hình thành của các gai xương.

Cõ thể các bạn đang tìm kiếm: Nắn chỉnh cột sống

Nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?
Nguyên nhân bị thoái hóa đốt sống cổ

Theo các chuyên gia hàng đầu về cơ xương khớp cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ như: tuổi tác, sai tư thế khi hoạt động, chế độ ăn uống và di truyền…

Hoạt động sai tư thế:

Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Các tư thế sai của người bệnh gồm: ít đi lại vận động, tư thế làm một chỗ quá lâu, cúi nhiều, bê vác nặng trên vùng cổ và lưng, ngồi nằm sai tư thế, ngủ gục trên bàn từ đó gây ra ảnh hưởng đến vùng cột sống và dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Tuổi tác:

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cao nhất là người trung niên từ 40- 50 tuổi. Ở giai đoạn này, nếu không tuân thủ chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý thì quá trình lão hóa xương khớp trong đó có thoái hóa đốt sống cổ bắt đầu được đẩy nhanh.

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học:

Chế độ ăn uống thiếu canxi, sắt, vitamin,… trong thực đơn hàng ngày khiến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ sẽ xảy ra. Ngoài ra, thường xuyên sử dụng thuốc lá, đồ uống có gas, rượu bia cũng dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Từ đó có thể mắc thêm các bệnh khác như: Đau nữa đầuRối loạn tiền đình

Di truyền:

Có thể nhiều người chưa biết, các loại thoái hóa xương khớp trong đó có thoái hóa cột sống cổ có thể xảy ra do di truyền. Cụ thể, trong gia đình có người bị các bệnh về cột sống, xương khớp thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người bình thường.

Cột sống và đĩa đệm thay đổi:

Việc thay đổi cấu trúc của cột sống và đĩa đệm thường xảy ra ở người trên độ tuổi 40 khiến dây chằng xơ hóa, thoát vị đĩa đệm hoặc gai xương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ.

Chấn thương:

Một số người có tiền sử chấn thương tại vùng cổ do tai nạn giao thông, lao động, thể thao, sinh hoạt hàng ngày đều có nguy cơ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. 

Dấu hiệu nhận biết khi bị thoái hóa đốt sống cổ

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?
Dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì. Khi bệnh trở nặng, thoái hóa đốt sống cổ thường có các triệu chứng sau:

  • Đau nhức, khó chịu, buốt vùng cổ, vai gáy
  • Hạn chế vận động vùng cổ
  • Chi trên bị mất vị giác
  • Cảm giác đau cổ lan lên vùng đầu
  • Mọi cử động đều gây đau đớn ngay cả khi nghỉ ngơi

Các biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ

Có thể thấy thoái hóa đốt sống cổ không gây nguy hiểm đến tính mạnh nhưng khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, khó chịu từ đó khiến sức khỏe giảm sút nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bị thoái hóa đốt sống cổ sớm mà để lâu không điều trị có thể gây ra các biến chứng như sau:

Hẹp ống sống:

Khi cột sống cổ bị thoái hóa sẽ xuất hiện hiện tượng gai xương. Hẹp ống sống là tình trạng không gian tủy sống bị thu hẹp lại khiến người bệnh có cảm giác các chi và thân bị tê và yếu thậm chí có thể gây liệt nếu không phát hiện và có phương pháp ngăn chặn sớm. 

Rối loạn tiền đình:

Đây là biến chứng phổ biến nhất của thoái hóa cột sống cổ. Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường có các biểu hiện: đau đầu nhức óc, khó ngủ, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… 

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?
Rối loạn tiền đình

Xem thêm: Rối loạn tiền đình là gì?

Thoát vị đĩa đệm: Thoái hóa đốt sống cổ nếu không điều trị kịp thời, đúng cách sẽ gây ra thoát vị đĩa đệm từ đó quá trình điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra khi bị thoát bị đĩa đệm nguy cơ người bệnh bị rối loạn đại tiểu tiện là rất cao. Đặc biệt, khi tủy sống và dây thần kinh bị chèn ép nặng, người bệnh có thể mất khả năng vận động hoặc liệt hoàn toàn. Đây cũng chính là một trong những biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ.

Có thể thấy, với những biến chứng mà thoái hóa đốt sống cổ để lại, việc điều trị bệnh từ sớm là vô cùng cần thiết giúp người bệnh hết đau đớn, giảm thiểu tổn thương tủy sống, thần kinh.

 Cách phát hiện thoái hóa đốt sống cổ bằng các phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bản thân có bị thoái hóa đốt sống cổ hay không các bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và làm các xét nghiệm cần thiết, cụ thể như sau: 

Khám lâm sàng

Trước khi được chỉ định thực hiện các phương pháp khác như chẩn đoán hình ảnh (chụp x quang, CT, Cộng hưởng từ) làm các xét nghiệm cần thiết thì người bệnh sẽ được thăm khám lâm sàng theo các bước sau: 

  • Kiểm tra các triệu chứng như đau cổ, cơ cứng ở vùng cổ
  • Kiểm tra khả năng vận động ở cột sống cổ
  • Kiểm tra sức cơ tại các ngón tay và những phản xạ đi kèm
  • Ngoài ra, bác sĩ hỏi về công việc, sinh hoạt, các bệnh lý đi kèm, chấn thương vùng đầu hay không….

Chẩn đoán bằng hình ảnh

Để chẩn đoán hình ảnh, bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống cổ sẽ được yêu cầu làm các phương pháp sau:

Chụp X – quang vùng cột sống cổ: chụp X – Quang sẽ giúp phát hiện các bất thường tại vùng cột sống cổ như xuất hiện cầu xương hay các gai xương. 

Chụp CT: Phương pháp chụp CT vùng cổ giúp khắc phục những tổn thương ở xương có kích thước rất nhỏ.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Để xác định chính xác dây thần kinh nào bị chèn ép các bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ.

Thực hiện các xét nghiệm thần kinh

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?
Các dây thàn kinh ở cổ

Điện cơ: Để chẩn đoán có bị thoái hóa đốt sống cố hay không bác sĩ có thể chỉ định làm điện cơ. Phương pháp này giúp đo hoạt động điện ở trong dây thần kinh khi người bệnh đang nghỉ ngơi hoặc cơ bắp đang co.

Ngoài ra, các bác sĩ thực hiện xét nghiệm bằng cách nghiên cứu sự dẫn truyền thần kinh cụ thể: các bác sĩ sẽ truyền dây thần kinh qua một dòng điện rất nhỏ và kết hợp tăng tốc độ của những tín hiệu thần kinh. Phương pháp này cũng giúp chẩn đoán chính xác xem bệnh nhân có bị thoái hóa đốt sống cổ hay không.

Các phương pháp điều trị hiệu quả thoái hóa đốt sống cổ 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ như: sử dụng phương pháp vật trị liệu, thuốc uống hoặc các loại thuốc tiêm, thay đổi lối sống…

Thay đổi lối sống sinh hoạt

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần thay đổi lối sống sinh hoạt và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh. Ăn thực phẩm nhiều đạm, chất xơ, rau củ quả tươi xanh. Bên cạnh đó, cần loại bỏ thói quen hút thuốc, uống bia rượu, thực phẩm đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ như: khoai tây chiên, xúc xích, gà rán và đồ cay nóng, đồ đóng hộp để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Dùng thuốc

Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc như: thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc giảm cơ, chống động kinh, thuốc chống trầm cảm….

Thuốc giảm đau chống viêm:  Đây là thuốc có tác dụng chống viêm và kiểm soát cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên, đây là thuốc kê đơn không steroid nên không tự ý mua vì còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và tình trạng sức khỏe của mỗi người khi bị thoái hóa đốt sống cổ. 

Thuốc giãn cơ: Sử dụng thuốc giãn cơ giúp cho cơ và dây chằng được thư giãn. Thuốc này chỉ sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ và cảm thấy dây 22 cổ và cơ  bị căng và chén ép.

Thuốc chống động kinh: Khi dây thần kinh bị tổn thương do thoái hóa đốt sống cổ bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc chống động kinh để xoa dịu cơn đau.

Vật lý trị liệu và sử dụng nhiệt

Những điều cần biết về thoái hóa đốt sống cổ?
Vật lý trị liệu

Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, việc sử dụng các bài tập vật lý trị liệu giúp vùng cổ không bị đau nhức đồng thời tăng cường sức cơ ở vùng vai và cổ. Ngoài ra, khi người bệnh thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu như điện phân, kéo giãn quá trình lưu thông và tuần hoàn máu cũng diễn ra tốt hơn.

Bên cạnh đó, sử dụng nhiệt cũng là phương pháp phổ biến được sử dụng khi bị thoái hóa đốt sống cổ. Việc chườm túi nóng lên vùng cổ giúp xoa dịu cơn đau nhức. Mỗi ngày nên áp dụng 3 đến 4 lần để các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ được cải thiện đáng kể.

Cách phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả

Để không bị thoái hóa đốt sống cổ, mỗi người nên áp dụng các phương pháp sau: 

Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh:

Một chế độ ăn uống hợp lý giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật trong đó có thoái hóa đốt sống cổ. Mỗi người nên bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi, axit béo omega, vitamin E.. Một số thực phẩm rất tốt cho người bị thoái hóa đốt sống cổ phải kể đến như: súp lơ, gan, thịt, cá hồi, ngũ cốc, các loại rau xanh…

Xem thêm: Rối loạn tiền đình ăn gì

Kiểm soát cân nặng:

Khi cân nặng không được kiểm soát, cột sống dễ chịu nhiều áp lực từ đó gây tổn thương đến vùng cổ. Vì vậy, khi thấy cơ thể bị thừa cân cần có chế độ ăn hợp lý, ăn nhiều chất xơ, người bị thoái hóa đốt sống cổ hạn chế đồ ăn chiên rán, dầu mỡ để không bị tăng cân.

Tập thể dục và thay đổi thói quen sinh hoạt:

Người bị thoái hóa đốt sống cổ cần hạn chế bê vác đồ nặng trên vai, khi làm việc ngồi đúng tư thế, cứ 30 – 60 phút nên đứng dậy đi lại một lần. Đồng thời tập thể dục thường xuyên cũng giúp duy trì tính linh hoạt của cột sống. Một số bài tập người giúp ngăn ngừa bị thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả gồm: đi bộ, yoga, bơi lội, gym…

Vật lý trị liệu
Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao, gym

Các bạn cũng có thể khám kháo: Các bài tập tăng cường sinh lý nam

Khám sức khỏe định kỳ:

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm từ đó có phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ kịp thời, hiệu quả. Đặc biệt, ai thường xuyên làm công việc nặng nhọc, chân tay càng nên thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm thoái hóa đốt sống cổ nếu có.

Hy vọng qua bài viết trên, người bị thoái hóa đốt sống cổ đã có thêm những thông tin hữu ích về nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Ngoài chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục thể thao mỗi người đừng quên thăm khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh cũng như có phương pháp điều trị kịp thời khi bị thoái hóa đốt sống cổ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *