Liệt dây thần kinh thứ 7 là như thế nào? Nguyên nhân và cách điều trị

Liệt dây thần kinh số 7 (méo miệng) không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, liệt dây thần kinh số 7 nếu không điều trị dứt điểm hoặc đúng cách sẽ tái phát nhiều lần. Đồng thời, bệnh để lại nhiều biến chứng nặng hơn nếu các triệu chứng kéo dài lâu ngày như: loét giác mạc, viêm giác mạc, co thắt nửa mặt sau, hội chứng chảy nước mắt, viêm giác mạc, viêm kết mạc, lộn mí, loét mí, méo mồm.

Khái quát chung về liệt dây thần kinh số 7

khái quát về dây thầ kinh số 7

Dây thần kinh số 7 gồm các chức năng liên quan đến cảm giác buồn, vui, tức giận, cảm giác cay, chua, ngọt, mặn và khả năng vận động của các cơ mặt.

Dây thần kinh số 7 được chia làm 2 kiểu gồm có dây thần kinh ngoại biên và trung ương.

Liệt dây thần kinh ngoại biên: Khi bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, tùy vào tình trạng của mỗi người mà một nửa mặt sẽ bị liệt một phần hoặc liệt hoàn toàn. Đồng thời, bệnh còn ảnh hưởng đến các tuyến nước bọt dưới lưỡi, tuyến lệ và vị giác…

Liệt dây thần kinh trung ương: Người bệnh nếu bị liệt dây thần kinh trung ương thường ½ liệt người cùng bên nhưng không làm cơ mặt co cứng hoặc liệt nửa bên mặt.

XEM THÊM: Rối loạn tiền đình là như thế nào?

Liệt dây thần kinh số 7 thường biểu hiện như thế nào? 

dấu hiệu của liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh số 7 với các dấu hiệu rất dễ nhận ra và thường biểu hiện rõ ra bên ngoài đặc biệt là trên khuôn mặt. 

Biểu hiện thường gặp nhất khi liệt dây thần kinh số 7 là rối loạn cảm giác, mất kiểm soát tuyến nước bọt, tuyến lệ, vận động ở một bên mặt giảm, phản xạ kém. 

Ngoài ra khi bị liệt dây thần kinh số 7 khiến người bệnh không giữ được nước trong miệng, cười khó và cười lệch sang một bên. Nhìn vào khuôn mặt thấy mặt bị mất cân đối (méo sang 1 bên) mí mắt sụp, mắt không nhắm khít, mắt khô, mất vị giác ⅔ lưỡi và phát hiện rõ nhất khi nhe răng hoặc cười.

Khi xuất hiện các dấu hiệu trên rất có thể bạn đang gặp phải bệnh liệt dây thần kinh số 7. Cần nhanh chóng thăm khám tìm ra nguyên nhân cũng như cách điều trị kịp thời đúng cách tránh để lại nhiều di căn khó lường.

XEM THÊM: Xoa bóp bấm huyệt chưa đau giây thần kinh tọa?

Nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7

Theo nhận định của các chuyên gia thần kinh cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt dây thần kinh số 7. Tuy nhiên trên nghiên cứu chỉ ra rằng có đến  3/4 trường hợp mắc bệnh là do trúng gió, cơ thể bị  đột ngột nhiễm lạnh.  Người bệnh thường dễ nhận biết mình bị liệt dây thần kinh số 7 vào ban đêm, rõ nhất vào sáng hôm sau khi tỉnh dậy.

nguyên nhân mắc liệt dây thần kinh số 7

Với bệnh nhân bị liệt mặt ngoại biên, ¼ trường hợp còn lại do một số bệnh lý và do chấn thương cụ thể như sau: 

  • Chấn thương sọ ở xương chũm và vùng thái dương
  • Không điều trị kịp thời và khoa học khi bị viêm tai mũi họng
  • Nền sọ mắc các bệnh lý như: u vòm họng và nền sọ tụ máu….
  • Quanh động mạch bị viêm, xơ vữa động mạch
  • Mắc bệnh huyết áp và đái tháo đường

Có thể thấy, liệt dây thần kinh số 7 khá nhiều mắc phải. Ngoài việc xây dựng một chế độ ăn uống khoa học mỗi người cũng nên giữ ấm cho cơ thể dù ban đêm hay ban ngày.

XEM THÊM: Nguyên nhân của chứng bệnh đau nửa đầu?

Cách chẩn đoán chính xác bị liệt dây thần kinh số 7

Cách chẩn chính xác nhất khi bị liệt dây thần kinh số 7 thường dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. Lúc này, bác sĩ sẽ xác định khu tổn thương thông qua các biểu hiện xuất hiện tình trạng liệt mặt cùng các triệu chứng đi kèm như méo miệng, mắt sụp, rối loạn vị giác, khó nuốt nước bọt…

Ngoài ra, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua bài test sau:

  • Cho bệnh nhân cười, nhe răng, uống nước
  • Bắt nhắm mắt, mở mắt, nhìn lên, nhìn xuống, nhìn ngang, nhìn dọc
  • Dương lông mày
  • Thả lỏng cơ thể mặt ở trạng thái nghỉ

Khi thực hiện các bài test trên nhìn chung bác sĩ đã có thể chẩn đoán chính xác bạn có bị liệt dây thần kinh số 7 hay không.

Ngoài ra, bác sĩ có thể khám và làm một số dịch vụ khác giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn như: 

Khám tai: bác sĩ kiểm tra tình trạng màng nhĩ và nốt phỏng vùng cửa tai để chẩn đoán nguyên nhân.

Khám họng và cổ: Khám họng, sờ cổ mặt  để loại trừ khối u tuyến mang tai.

Khám thần kinh: Tìm và kiểm tra các tổn thương ở dây thần kinh.

Chụp cộng hưởng từ: Bác sĩ tiến hành chụp sọ để xác định tổn thương tại ngoại biên hay trung ương.

Các xét nghiệm khác: Sinh hóa, công thức máu hoặc đường máu.

Lưu ý: Tùy vào tình trạng của người bệnh cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ ở mỗi cơ sở ý tế mà cách chẩn đoán bệnh liệt dây thần kinh số 7 là khác nhau. Để biết chính xác mình có bị liệt dây thần kinh số 7 không hãy đến ngay cơ sở ý tế để được thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

XEM THÊM: Triệu chứng của rối loạn tiền đình?

Liệt dây thần kinh số 7 có thật sự nguy hiểm?

Liệt dây thần kinh số 7 không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều di chứng nặng nề như: các biến chứng về mắt, liệt mặt và động vận.

Các biến chứng mắt: Liệt dây thần kinh số 7 để lại các biến chứng ở vùng mắt như: mí lộn, loét giác mạc, viêm kết mạc, viêm giác mạc…

Co thắt nửa mặt sau liệt mặt: Biểu hiện thường là chảy nước mắt khi ăn (nước mắt cá sấu). Biến chứng này có thể trở nặng do dây thần kinh bị tổn thương.

Đồng vận: Biến chứng này có biểu hiện co cơ không tự chủ như mép bị kéo khi nhắm mắt. Cách khắc phục biến chứng này có thể sử dụng phương pháp  hồi chức năng có thể giảm bớt khó chịu này.

XEM THÊM: Triệu chứng và nguyên nhân mắc thiểu năng tuần hoàn não?

Cách chữa bệnh hiệu quả khi bị liệt dây thần kinh số 7


Các điều trị liệt dây thần kinh số 7

Hiện nay có nhiều phương pháp giúp điều trị bệnh liệt dây thần kinh 7 như: sử dụng thuốc tây, phương pháp châm cứu (vật trị liệu) và kết hợp chế độ ăn uống khoa học.

Sử dụng thuốc Tây để điều trị liệt dây thần kinh số 7: Một số loại thuốc Tây được sử dụng phổ biến cho người bệnh liệt dây thần kinh số 7 gồm: Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh galatamin…Thuốc chống viêm như aspirin và dexamethason…và Thuốc giãn mạch vinpocetine…

Sử dụng vật ký trị liệu để điều trị liệt dây thần kinh số 7:  Các liệu pháp vật lý trị liệu để điều trị liệt dây thần kinh số 8 rất lành tính và an toàn đồng thời đạt hiệu quả lâu dài. Một số liệu pháp có thể kể đến như: bấm huyệt, châm cứu, xoa bóp. Các phương pháp này giúp cải thiện tình trạng liệt, teo cơ, méo miệng hiệu quả.

Chế độ ăn uống khoa học giúp điều trị liệt dây thần kinh số 7 hiệu quả: Ngoài việc điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 bằng phương pháp Tây y, vật trị liệu thì chế độ ăn uống khoa học cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhanh khỏi. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm, canxi, folate, chất xơ đồng thời hạn chế đồ ăn cay, nóng và lạnh. Đừng quên tập thể dục vận động hàng ngày với chế độ nghỉ ngơi hợp lý để quá trình điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7 nhanh chóng hồi phục.

XEM THÊM:  Xoa bóp bấm huyệt có tốt không? Địa chỉ xoa bóp bấm huyệt uy tín ở Hà Nội?

Một số lưu ý khi áp dụng cách điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7: 

  • Khi sử dụng thuốc Tây có thể gây ra những tác dụng phụ nếu lạm dụng hoặc dùng sai cách. Vì vậy người bệnh bị liệt dây thần kinh số 7 cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, uống đúng và đủ thuốc theo lịch của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi sử dụng thuốc tây hay vật trị liệu có một số thực phẩm cần kiêng trong quá trình điều trị để tránh ảnh hưởng đến tác dung của thuốc. Để biết chính xác chế độ ăn cho người bị liệt dây thần kinh số 7 cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ có thể kết hợp cả hai phương pháp: vật trị liệu và thuốc Tây để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh liệt dây thần kinh số 7.

Hy vọng qua bài viết trên, người bệnh đã có thêm những thông tin hữu ích về bệnh liệt dây thần kinh số 7 đặc biệt là các biến chứng do bệnh gây ra. Nếu nghi ngờ bị liệt dây thần kinh số 7, bạn cần phải đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, đúng đắn tránh kéo dài dẫn đến những di chứng nặng về sau.

XEM THÊM: Hướng dẫn tập khí công âm dương đúng cách?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *