Khí công phật gia là gì?? Các bước tập luyện khí công phật gia???

Ngày nay, khi mà xã hội phát triển, rồi phát minh ra các loại máy móc và các loại thuốc tây để chữa bệnh.. Tuy nhiên, nó rất tốn kém , thậm chí có những loại bệnh mà thuốc cũng không thể chữa khỏi được. Vì vậy, ta nên tìm đến những phương pháp khác, thí dụ như chữa trị bệnh bằng “Khí Công Phật Gia”???

1.Khí công phật gia là gì???

Khí công phật gia là một trong những phương pháp chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Loại khí công này xuất phát từ nhà Phật. Vì các động tác gần giống với ngồi thiền trong không gian yên tĩnh. Khí công phật gia chú trọng đến nội tâm, tâm trí. Khi bắt đầu tập luyện phải kiên trì, nhẫn lại thì mới đạt  được kết quả. Thành quả là cơ thể có thể phòng chống bệnh rất hiệu quả. 

2.Luyện tập khí công phật gia sẽ tác động đến những bộ phận nào?? 

Khí công phật gia là gì?? Các bước tập luyện khí công phật gia???
Tập luyện khí công phật gia tăng cường sức khỏe

a,Tâm(Tim)-Phế(Phổi)

Hai bộ phận (tạng) này vô cùng quan trọng, vì chúng quyết định sự sống còn của con người. Theo định nghĩa trong phật giáo, Tâm và Phế tương đương với  phần âm và dương trong cơ thể. Phế thuộc âm nên rất mềm và yếu hơn nữa lại sợ lạnh. Tâm thuộc dương sẽ tiết nhiệt nhiều để cân bằng với phế.

  • Tâm(Tim) là bộ trung tâm tuần hoàn máu.  Tim ở người có 2 ngăn. Ngăn bên trái sẽ chuyển máu đi khắp các bộ phận của cơ thể. Còn ngăn bên phải sẽ có nhiệm vụ hút máu từ các bộ phận khác vào nó. Khi đó máu bẩn(máu đã sử dụng) sẽ được hút vào ngăn tim bên phải rồi đẩy máu sạch(máu nhận được oxy từ phổi)  sang tim bên trái.
  • Phế(Phổi): Là một cơ quan trong hệ hô hấp. Không chỉ có chức năng lọc máu như trên mà nó còn lọc bụi bẩn từ không khí vào trong phổi. 

b,Nội khí và Ngoài khí:

  • Nội khí: trong phật giáo gọi là “Chân Khí” vì nó nguồn gốc cho sự hoạt động của cơ thể từ hành động nhỏ nhất cho đến các hành động nhanh hơn. Ngoài ra, nội khí luôn vẫn hành trong các khớp xương, hệ thần kinh,…..
  • Ngoại khí: là khí hoạt động cả trong và ngoài các kinh mạch , để bảo vệ cơ thể khỏi tà — phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa vào cơ thể gây bệnh.
Khí công phật gia là gì?? Các bước tập luyện khí công phật gia???
Các bước tập khí công phật gia

Xem thêm: Khí công y đạo

                  Âm dương khí công?

                  Khí công là gì?

3.Các giai đoạn tập luyện khí công phật gia??

a,Giai đoạn khởi đầu

Trước khi tập hãy đọc nhẩm 3 câu “ Trấn định tinh thần/Bỏ điều tap niệm/Điều hòa hơi thở”. Mục đích của 3 câu trên nghĩa là “Giữ độ tập chung cao nhất, đừng để suy nghĩ nào trong đầu lúc tâp luyện, để điều hòa hơi thở một cách hiệu quả nhất”

  • Thả lỏng cơ thể rồi bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên nền phẳng. 
  • Trải một tấm thảm để xương sống không bị đau. Hơi nâng đầu  lên để cổ thẳng với xương sống. 
  • Hai chân để thoải mái. Nằm thư giãn và đầu óc không nghĩ ngợi nhiều.
Khí công phật gia là gì?? Các bước tập luyện khí công phật gia???
Tập chung vào hơi thở khi tập luyện khí công

b,Giai đoạn 2-Giãn cách mô(Phần Bụng).

  • (BỤNG TRÊN)Đặt 3 ngón tay trên huyệt Trung uyển (Nằm ở giữa bụng )thuộc vùng bụng trên,  
  • Còn tay kia đặt lên trên bàn tay trước để tạo áp lực lên mặt huyệt. 
  • Hít từ từ để phần bụng phình lên,(phình lên cao nhất có thể) ,nín thở 1 chút, rồi thở ra(xẹp bụng lại) nhẹ nhàng. Cho đến đáy bụng thì hóp mạnh bụng để khí độc được thoát ra ngoài.    
  • Thực hiện động tác này khoảng 3 vòng, mỗi vòng là 5-10 lần. Nhớ nghỉ ngơi trong giây lát sau mỗi vòng.
  • Tập chăm chỉ 3-5 tuần để hơi thở được thông suốt

*Lưu ý: khi luyện tập nên có một cái khăn bên cạnh vì khi tiết khí bẩn ra ngoài đi qua cuống họng và làm nó bị ho.*

  • (BỤNG DƯỚI) Làm tương tự như phần bụng trên nhưng đặt 3 ngón ở dưới phần rốn. 
  • Khi phình bụng dưới, sẽ cảm nhận được khí được đẩy vào phần bụng dưới. Nhưng thật chất khí chỉ vào đến phổi.  

c,Giai đoạn 3 – Giãn phổi toàn diện (phình bụng, ngực, vai)

  • Sau 7-9 tuần luyện tập phần hơi thở ở bụng hiệu quả tốt. thì sẽ tiến đến luyện tập các động tác khác.
  • Dang 2 tay lên trên đầu rồi xen kẽ 2 bàn tay lại với nhau.
  • Lại phình bụng dưới lên bụng trên rồi đến ngực (khung xương sườn), đồng thời đưa 2 bàn tay đang xen kẽ nhau lên thẳng đầu thẳng với người. Sau đó hít thật sâu cho khi lắp đầy phổi,
  • Nín thở một chút rồi từ từ nén cách mạc xuống và sẽ cảm thấy vùng Đan điền phình to thêm. 
  • Cần hạ tay xuống cùng với lúc xả khí, 
  • Gần đến đáy bụng thì thở mạnh , ép bụng để cho khí bẩn ra ngoài.
  • Cứ tiếp tục như  vậy cho đủ số lần. 

*Lưu ý: Khi hút khí, nếu khí chưa lên được phần ngực thì không được xả khí. Khí vào trong cơ thể phải đều, nhẹ nhàng, không đứt đoạn.   

Khi tập luyện khí công, Các bạn hãy tập chung cao độ. Chúc các bạn đạt được kết quả tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *