Hy thiêm

Hy Thiêm - Phân tích công dụng của Hy Thiêm theo Đông Y và Tây Y

Hy thiêm có tên khoa học là Sigesbeckia orientalis L hay còn có tên dân gian là cỏ đĩ, hy kiểm thảo, hy tiên, niêm hồ thái, chư cao, hổ cao, chó đẻ, nụ áo rìa…, thuộc họ Cúc. (Theo Wikipedia)

Cây cao từ 0.5 – 1m, có lông, nhiều cành nhỏ. Lá mọc đối xứng nhau, cuống lá ngắn, mép lá có răng cưa. Hoa màu vàng, quả bé màu đen, hình trứng. Loại cây này không kén đất và có khả năng sinh trưởng tốt nên có thể trồng trong vườn nhà hoặc tìm thấy cây mọc hoang ở nhiều nơi.

Thời điểm thu hái Hy thiêm là từ tháng 4 đến tháng 6 hay tuỳ từng địa phương, lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Sau khi thu hái, cây được cắt ngắn và phơi hoặc sấy khô từ 50 – 60 độ C để bảo quản lâu hơn.

Phân tích công dụng của Hy thiêm theo Tây y:

Tên khoa học Siegesbeckia orientalis L., tên khác là cỏ chó đẻ hoa vàng, chứa daturosid, orientin, orientalid và 3,7-dimenthyl quercetin, có tác dụng hạ huyết áp, đường huyết, kháng siêu vi khuẩn gia cầm,  chống viêm phù, an thần, ức chế miễn dịch, kháng histamine và acetylcholine, giảm co thắt cơ trơn ruột, giảm tỷ lệ gamma-globulin trong huyết thanh, giảm cả 3 chỉ số cholesterol máu cao, beta alpha lipoprotein máu và mức lipid toàn phần trong máu, chống viêm đa khớp.

Phân tích  công dụng của Hy Thiêm theo Đông y:

Hy thiêm vị cay đắng, tính mát, vào 2 kinh can, thận, có tác dụng trừ phong, thấp, tê bại, hoạt huyết, giảm đau, lợi gân xương, trị đau lưng mỏi gối, khớp sưng đỏ đau nhức, mụn nhọt lở ngứa, kinh nguyệt không đều, làm liền vết sẹo trong nội ngoại thương. Có tác dụng phụ gây nôn nếu dùng tươi và nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *