Tháng Bảy 3

Bảng huyết áp theo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam

3  comments

Hiện nay một trong những căn bệnh phổ biến nhất là các bệnh về huyết áp. Có thể nói huyết áp không nằm trong tiêu chuẩn kéo theo rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Huyết áp cao thì dẫn đến đột quỵ, tai biến mạch máu não. Huyết áp thấp thì dễ dẫn đến các bệnh nan y như ưng thư. Chính vì vậy việc lắng nghe cơ thể mình ( đo lường huyết áp thường xuyên ) là việc cực kỳ cần thiết. Bài viết này sẽ cho bạn những kiến thức tổng quát nhất về huyết áp hãy đọc hết bài viết nhé

Bảng huyết áp theo tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam [2020]

Huyết áp là gì và huyết áp bao nhiêu là bình thường 

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Nếu muốn tìm hiểu kỹ các bạn có thể tham khảo thêm cấu tạo của quả tim để hiểu kĩ hơn việc huyết áp được hình thành như thế nào tại đây

Giải nghĩa các chỉ số trên máy đo huyết áp 

Để giải nghĩa được các chỉ số trên máy đo huyết áp trước tiên bạn cần hiểu về cách hoạt động của quả tim. Hãy hình dung quả tim như một chiếc máy bơm kép. Bơm máu nghèo oxy vào phổi ( máu đen )  đồng thời cũng bơm máu giàu oxy ( máu đỏ ) đi nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Tim sẽ nhận máu từ gan thông qua tĩnh mạch, và bơm máu đi thông qua động mạch 

Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn có thể xem video dưới đây 

 

Ở các máy đo huyết áp thông thường sẽ có 3 chỉ số: Tâm thu, tâm trương, nhịp tim

  • Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên): Tức áp suất trong động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới): Là áp lực máu đổ về tim (thường có giá trị thấp hơn)
  • Nhịp tim : Số lần quả tim đập / 1 phút 

Huyết áp bao nhiêu là bình thường (Công thức tính huyết áp theo tuổi)

Khi đã hiểu về quả tim cùng các chỉ số trên máy đo huyết áp thì một nghi vấn cần được giải đáp đó là huyết áp bao nhiêu là ổn định ( huyết áp như thế nào thì nằm trong bảng tiêu chuẩn ) hay chỉ số công thức tiêu chuẩn của áp huyết theo độ tuổi 

Nói về bảng tiêu chuẩn huyết áp theo độ tuổi thì các bạn nên tham khảo các bảng tiêu chuẩn sau đây

  1. Bảng huyết áp tiêu chuẩn của nước ngoài 

Cùng tham khảo bảng huyết áp của hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ và hiệp hội tim mạch vương quốc Anh dành cho người trưởng thành có thể nói là như nhau 

Bảng dịch từ bảng tiêu chuẩn huyết áp của hội tim mạch Hoa Kỳ 

Tham khảo bảng nguồn tại đây

Huyết Áp

Tâm Thu

Tâm Trương
Bình thường Dưới 120 Dưới 80
Triệu chứng cao 120 – 129 Dưới 80
Huyết áp cao GĐ 1 130 – 139 hoặc 80 – 89
Huyết áp cao GĐ 2 Cao hơn 140 hoặc Cao hơn 90
Huyết áp cao mức nguy hiểm Cao hơn 180 và / hoặc Cao hơn 120

Tham khảo bảng nguồn tại đây

Bảng dịch từ bảng tiêu chuẩn huyết áp của hội tim mạch Vương Quốc Anh 

Bảng huyết áp theo tiêu chuẩn vương quốc anh

Các bạn có thể tham khảo nguồn tại đây

Bảng huyết áp tiêu chuẩn theo độ tuổi của Việt Nam

Bảng huyết áp tiêu chuẩn của bộ y tế

Độ tuổi  Huyết áp thấp Huyết áp bình thường Huyết áp cao 
6 – 14 tuổi 90/60 mmHg 105/70 mmHg 115/80 mmHg
15 – 19 tuổi 105/73 mmHg 117/77 mmHg 120/81 mmHg
20 – 24 tuổi 108/75 mmHg 120/79 mmHg 132/83 mmHg
25 – 29 tuổi 109/76 mmHg 121/80 mmHg 133/84 mmHg
30 – 34 tuổi 110/77 mmHg 122/81 mmHg 134/85 mmHg
35 – 39 tuổi 111/78 mmHg 123/82 mmHg 135/86 mmHg
40 – 44 tuổi 112/79 mmHg 125/83 mmHg 137/87 mmHg
45 – 49 tuổi 115/80 mmHg 127/84 mmHg 139/88 mmHg
50 – 54 tuổi 116/81 mmHg 129/85 mmHg 142/89 mmHg
55 – 59 tuổi 118/82 mmHg 131/86 mmHg 144/90 mmHg
60 – 64 tuổi 121/83 mmHg 134/87 mmHg 147/91 mmHg

Bảng huyết áp theo Khí Công Y Đạo ( Phương Pháp Y Học Bổ Sung )

Lứa tuổi Tuổi Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Mạch tim đập 
(tuổi) (mmHg) (mmHg) (nhịp/phút) (bpm)
Tuổi thiếu nhi 5 – 12 tuổi 95 – 100 mmHG 60 – 65 mmHG 60 – 120 nhịp/ phút
Tuổi thiếu niên 13 – 17 tuổi 100 – 110 mmHG 60 – 65 mmHG 60 – 70 nhịp/ phút
Tuổi thanh niên 18 – 40 110 – 120 mmHG 65 – 70 mmHG 65 – 70 nhịp/ phút
Tuổi trung niên 41 – 59 120 -130 mmHG 70 – 80 mmHG 70 – 75 nhịp/ phút
Tuổi lão niên 60 tuổi trở lên 130 – 140 mmHG 80 – 90 mmHG 70 – 80 nhịp/ phút

Theo bảng tiêu chuẩn này bạn sẽ dựa vào độ tuổi của bạn để xác định huyết áp cao hay thấp
Theo khí công y đạo chỉ số tâm thu tượng trưng cho khí ( khí lực trong cơ thể) , chỉ số tâm trương tượng trưng cho huyết ( tổng lượng máu trong cơ thể )

+ Tâm thu lớn hơn tiêu chuẩn thì huyết áp cao

+ Tâm thu nhỏ hơn tiêu chuẩn > thì huyết áp thấp

+ Tâm trương lớn hơn tiêu chuẩn > máu đổ về tim nhiều hơn bình thường ( Có thể bạn bị hở van tim hoặc mỡ máu cao )

+ Tâm trương nhỏ hơn tiêu chuẩn > máu đổ về tim ít ( bạn đang thiếu máu )

+ Nhịp tim lớn hơn tiêu chuẩn thì bạn đang bị nhiệt ( nóng )

+ Nhịp tim nhỏ hơn tiêu chuẩn thì bạn đang bị hàn ( lạnh)

Cách kiểm tra huyết áp

Hiện nay để kiểm tra huyết áp các bạn sẽ sử dụng máy đo huyết áp ( Tham khảo các loại máy đo huyết áp chính xác nhất 2020 ). Sau đây linhdan.vn sẽ hướng dẫn các bạn đo huyết áp bằng các loại máy đo huyết áp thông dụng

Một vài lưu ý khi đo huyết áp

  1. Huyết áp của chúng ta đo vào các thời điểm khác nhau sẽ khác nhau. Kể cả bạn đo lần 1 chưa tháo máy ra, ấn tiếp đo lần 2 thì kết quả của 2 lần đo này cũng đã khác nhau rồi. Vì vậy các bạn nên đo huyết áp nhiều lần trong ngày như lúc sau ăn hoặc trước ăn. Thời gian trước khi tập thể thao và sau khi tập thể thao… Kiểm tra liên tục trong nhiều ngày bạn sẽ biết khung huyết áp của mình có nằm trong tiêu chuẩn hay không

2.  Hãy đo huyết áp ở cả 2 tay và cả 2 chân. Hãy cứ làm theo mình mình sẽ chia sẻ các bài viết chia sẻ cách chuẩn đoán bệnh thông qua các chỉ số huyết áp ở 2 tay và 2 chân của bạn

Quy trình và hướng dẫn đo huyết áp chuẩn theo bộ y tế

Khi đo huyết áp tại phòng khám hoặc đo huyết áp tại nhà, bệnh nhân đều cần thực hiện đúng theo quy trình sau:

  1. Nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh tối thiểu 5 – 10 phút trước khi đo huyết áp.
  2. Trước đó 2 giờ không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
  3. Tư thế đo chuẩn: người được đo huyết áp ngồi trên ghế tựa, cánh tay duỗi thẳng trên bàn, nếp khuỷu tay nằm ngang mức tim. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được đo huyết áp ở các tư thế nằm, đứng. Người cao tuổi hoặc có bệnh đái tháo đường nên đo huyết áp ở tư thế đứng nhằm xác định có tình trạng hạ huyết áp tư thế không.
  4. Sử dụng huyết áp kế và các thiết bị đo đã được kiểm chuẩn định kỳ. Bề dài của bao đo (nằm trong băng quấn) tối thiểu phải bằng 80% chu vi cánh tay, bề rộng tối thiểu bằng 40% chu vi cánh tay. Sau đó, người thực hiện đo huyết áp cần quấn băng đủ chặt, bờ dưới bao đo ở trên nếp lằn khuỷu tay 2cm và đặt máy ở vị trí đảm bảo máy hoặc mốc 0 của thang đo ngang mức với tim.
  5. Không nói chuyện khi đang đo huyết áp.
  6. Ở lần đo đầu tiên cần đo huyết áp ở cả hai cánh tay. Đo huyết áp tay nào có trị số cao hơn sẽ được dùng để theo dõi huyết áp về sau.
  7. Nên đo huyết áp tối thiểu 2 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 1 – 2 phút. Nếu số đo huyết áp giữa 2 lần chênh nhau trên 10mmHg thì cần đo lại một vài lần sau khi đã cho bệnh nhân nghỉ trên 5 phút. Giá trị huyết áp được ghi nhận là phép chia trung bình của 2 lần đo cuối cùng.
  8. Đo huyết áp nhiều lần giúp làm tăng độ chính xác ở bệnh nhân có rối loạn nhịp tim, ví dụ như bị rung nhĩ.
    Trong trường hợp nghi ngờ có thể theo dõi huyết áp bằng máy đo tự động tại nhà hoặc bằng máy đo huyết áp tự động 24 giờ (còn gọi là Holter huyết áp).
  9. Ghi lại số đo huyết áp theo đơn vị mmHg dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (ví dụ 126/82 mmHg). Người ghi lại trị số huyết áp không làm tròn số quá hàng đơn vị và cần thông báo ngay kết quả cho người được đo.

Hướng dẫn đo huyết áp bằng các máy đó huyết áp thường dùng 

  1. Máy đo huyết áp cánh tay

Tư thế: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà, đặt tay lên bàn, cởi lớp áo ngoài và phần áo ở bắp tay ra để lộ bắp tay, quấn vòng bít quanh bắp tay của bạn, để bắp tay sao cho vòng bít ở ngang tim của bạn, dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tay. Khoảng cách giữa ghế và mặt bàn nên ở mức 25-30 cm. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (118), huyết áp tâm trương (78) và nhịp tim (70).
Lưu ý : Bạn có thể đo huyết áp ở cả 2 tay, tay trái hoặc tay phải đều được.

Hướng dẫn đo huyết áp ở bắp tay

2. Máy đo huyết áp cổ tay

Hướng dẫn đo huyết áp ở cổ tay

Tư thế ngồi khi đo huyết áp cổ thay giống như đo huyết áp ở bắp tay, tay để chéo ngang ngực. Đọc kết quả: huyết áp tâm thu (118), huyết áp tâm trương (78) và nhịp tim (70)

Kết quả ví dụ đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cổ tay

Hy vọng sau bài viết này bạn đã có những kiến thức nhất định về huyết áp. Nếu bạn đã có máy đo huyết áp rồi thì có thể comment các chỉ số huyết áp của các bạn bên dưới. Linhdan.vn sẽ đọc kết quả và tư vấn cho bạn cách để cải thiện huyết áp. Nếu bạn chưa có máy đo huyết áp có thể tham khảo Danh sách máy đo huyết áp chính xác nhất 2021 để sở hữu một chiếc nhé


Tags


You may also like

  • […] Huyết áp thấp là bênh thuộc về huyết áp khi mà chỉ số tâm trương và tâm thu thấp hơn tiêu chuẩn ( Để hiểu rõ hơn về về huyết áp, chỉ số tâm thu, tâm trương, và huyết áp thấp hơn bao nhiêu thì bị coi là huyết áp thấp ) . Mời các bạn tham khảo bài viết : Bảng huyết áp tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam […]

  • {"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

    Get in touch

    Name*
    Email*
    Message
    0 of 350
    >