Hướng dẫn tập khí công âm dương đúng cách

Tập luyện khí công để giúp cơ thể được khỏe mạnh, tinh thần được minh mẫn. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn thêm một loại khí công nữa rất tốt cho khỏe. Đó là “Âm Dương khí Công”???

1.Định nghĩa của âm dương khí công?

Âm dương khí công là một trong những môn khí công cổ truyền. Âm dương khí công dùng phương pháp thở được điều khiển bằng “Ý”. Chú trọng vào hơi thở chuyển động trong 2 mạch “Nhâm(dương)” ,”Đốc(âm)” . 

– Đây là lối thở ‘yếm khí”. Với khí công phật gia vận dụng khí thở theo lối “ ÊM-NHẸ-DÀI-SÂU”. còn đối với âm dương khí công lại vận dụng theo lối “ÊM-NHẸ-NGẮN-CẠN”. Do đó, khi tập, người tập không cần phải hít quá nhiều oxy hay thở đến khi cạn hết khi cacbonic.  Mà chỉ cần hít vào thở ra một cách nhẹ nhàng và bình thường.  Bởi vì âm dương khí công được vận hành theo nguyên lý  luyện ý điều tức chứ không phải là luyện hơi thở.

– Trước khi tập luyện cần:

  • Nắm vững nguyên lý: “Ý dẫn Khí”-”Khí dẫn Huyết”-”Huyết dẫn lực” 
  • Tuân thủ nguyên tắc: hơi thở nhẹ nhàng, đều đặn. Tâm lý thoải mái, tập chung. 
Hướng dẫn tập khí công âm dương đúng cách
Sách Khí công âm dương

XEM THÊM: Khí công phật gia là gì?Các bước tập khí công phật gia?

2.Khí công khác gì với tập thể dục

  • Nhiều người cho rằng tập khí công cũng giống như tập thể dục . Vì cứ có sự vận động là sẽ tốt cho sức khỏe. Tập môn nào cũng vậy cứ cho cơ thể vận động và ra mồ hôi là được. 
  • Thực ra sự khác biệt giữa khí công và thể dục là rất to lớn. Từ bên ngoài cho đến nguyên lý và ý nghĩa sâu xa bên trong . Thậm chí ngay giữa các môn khí công với nhau cũng hoàn toàn khác biệt 
  • Nhìn vào các động tác của các bộ môn khí công chúng ta đều thấy chúng chậm rãi và nhẹ nhàng, khoan thai thậm chí có những lúc còn tĩnh lặng, bất động như thiền định. Trong khi đó các bài tập thể dục đa phần đều yêu cầu mạnh mẽ để tăng cường trao đổi chất. 
  • Hiệu quả của khí công là giúp tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể cần bằng, chữa lành bệnh tật và nâng cao sức đề kháng, giảm quá trình lão hóa tích lũy vật chất năng lượng 
  • Hiệu quả của việc tập thể thao là tăng cường quá trình trao đổi chất, chuyển hóa dinh dưỡng thu nạp từ ăn uống đi nuôi cơ thể. Từ đó cơ thể cũng khỏe mạnh. Tăng cường trương lực, sự bền bỉ của gân cơ 

XEM THÊM: Khí công y đạo là gì? Nguồn gốc và cách tập khí công y đạo? 

Tại sao chỉ tập luyện khí công mà lại chữa lành được rất nhiều căn bệnh 

  • Học thuyết của khí công gắn liền với cân bằng âm dương của đông y và ngũ hành của đạo gia. Khi công dưỡng sinh coi cơ thể người là một hệ thống gắn liền với tự nhiên ( thiên nhân hợp nhất )   
  • Được nuôi dưỡng bằng một loại năng lượng được gọi là khí, thông qua các kênh năng lượng gọi là kinh lạc. Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương. Khí huyết và tân dịch khiến cho con người từ ngũ tạng, lục phủ, kinh mạch, cơ nhục, xương kết thành một thể thống nhất .  
  • Hệ thống kinh mạch trong cơ thể được ví như hệ thống giao thông trong thành phố. Nếu vận hành nhịp nhàng thông suốt thì mọi hoạt động của thành phố sẽ diễn ra rất tốt đẹp . Nếu vướng mắc ở đâu đó thì sẽ rối loạn ở các cơ quan và bộ phận
  • Các khí công sư quan niệm rằng khí chạy trong các kênh phải đạt được âm dương cân bằng đầy đủ. Dịch chuyển tự do nhưng đúng hướng . Khi sự cân bằng âm dương bị phá vỡ sẽ dẫn đến mất cân bằng luông năng lượng trong kinh mạch. Nó sẽ gây ra sự thịnh hay suy của khí trong bộ phận nào đó hoặc cả hệ thống cơ thể. Từ đó dẫn đến bệnh tật 
  • Có những sự mất cân bằng mãn tính có thể gây ra hậu quả không lớn nhưng về lâu dài sự mất cân bằng cấp tính có thể gây ra các biểu hiện như sốt hay nhiễm trùng. Nhiều dạng mất cân bằng phức tạp khác cũng có thể xuất hiện. 
  • Trong cơ thể có hàng ngàn, hàng vạn kinh lạc giao nối với nhau khắp nơi. Chúng phải được thông suốt nếu không sẽ dẫn đến các bệnh tật. Dù có rất nhiều loại bệnh tật khác nhau nhưng theo đông y thì chúng đều có 1 nguyên nhân căn bản là mất cân bằng âm dương trong cơ thể, kinh lạc không thông, ứ tắc… 
  • Do vậy các phương pháp trị liệu dù cho nó là kim châm, thủy châm, cửu châm , dùng ngải để làm nóng, massage bằng thảo dược, ăn kiêng hay tập khí công đều có tác dụng đánh thông các đường khí để điều hòa lại sự cân bằng âm dương và ngũ hành cho cơ thể 
  • Tập luyện khí công sẽ giúp đả thông các điểm bế tắc trong hệ thống kinh mạch. Hình thành lại sự cân bằng âm dương và ngũ tạng giúp cơ thể khỏe mạnh. Dần dần đẩy lùi hết bệnh tật
  • Chính vì vậy nhìn những động tác khí công tuy đơn giản nhưng lại có một tác dụng tổng thể lên toàn bộ cơ thể. Hiệu quả nhanh chậm phụ thuộc và bộ môn khí công và cách tập luyện của người thực hành 

XEM THÊM: 10 bài tập chông xuất tinh sớm?

3.Cách  thở trong âm dương khí công??

Hướng dẫn tập khí công âm dương đúng cách
Cách thở khi tập luyện khí công âm dương

Với đặc điểm cơ bản của âm dương khí công thì ta có 2 cách điều khiển hơi thở:

 a,Thở đường Dương:

Bước 1: Rửa mặt mũi, chân tay, cho tỉnh táo

Bước 2:  Khởi động nhẹ bằng cách hít thở đều để tạo độ trớn.

Bước 3:  Cứ tiếp tục hít thở rồi tưởng tượng ra một luồng khí chảy dưới làn da. Đi từ mũi xuống đến đan điền (đáy bụng). 

Bước 4: Khi đến nơi, hãy nín thở ngay lập tức. *đây là tưởng tượng , không phải khí thật.* Nín khoảng 5-7 giây(tùy theo sức khỏe) 

Bước 5:Tiếp theo, hãy tưởng tượng luồng khí đó đang di chuyển ngược lại từ vùng đan điền(đá bụng) lên mũi.

Bước 6:  Khi luồng khí đó đến mũi, ngừng nín thở, và thở ra hít vào 1 cách bình thường. 

 b,Thở đường Âm:

  • Các bước 1,2,3,4 giống với thở đường Dương

Bước 5: Khác với ở trên, hết bước 4 ta tưởng tượng luồng khí đó đi xuống bộ phận sinh dục , vòng qua hậu môn rồi men theo làn da đi lên đỉnh đầu, xong mới xuống mũi 

Bước 6:  Hít thở đều.

Tư thế, Không gian tập luyện âm dương khí công?

  a,Tư thế:

Hướng dẫn tập khí công âm dương đúng cách
Tư thế khi luyện hơi thở

Cũng giống với các loại khí công khác, âm dương khí công có thể tập ở bất kì tư thế nào: ”đi,đứng,nằm,ngồi”. Tuy nhiên, Ngồi vẫn hiệu quả hơn, không cần khoanh chân mà hãy thả chân thẳng xuống. Nhưng, bàn chân không được chạm đất. Lưng thẳng, 2 bàn tay đặt úp vào 2 đầu gối. 

b,Không gian:

Nên chọn nơi mát mẻ, thông thoáng, sạch sẽ. Đặc biệt là những nơi vắng vẻ để dễ tập chung hơn .Tránh xa chỗ bị ô nhiễm, bốc mùi. 

c,Thời gian:

Không được tập sau bữa ăn. Khoảng thời gian yên tĩnh nhất là : Sáng (5-7h sáng), tối(23-1h đêm)

XEM THÊM: Cách chữa rối loạn tiền đình tại nhà?

4.Những lưu ý cần thiết khi tập luyện âm dương khí công?

  • Trong quá trình tập luyện, hãy chú ý đến thay đổi của thân. Nếu cảm thấy cơ thể nóng dần lên thì hãy giảm hơi thở dương xuống. Nếu có cảm giác hay buồn ngủ thì hãy giảm hơi thở âm. 
  • Lúc mới tập, chưa quen với nín thở lâu tại Đan Điền(phần bụng),thì nên hít hơi ít, và tưởng tượng luồng khí chạy nhanh, vì nếu ta cố tưởng tượng cho nó đi chậm thì sẽ bị ngộp thở do nín hơi quá lâu, nhất là khi tập luyện thở đường Âm. Vì vậy phải tưởng tượng cho luồng khí đó di chuyển nhanh hơn nếu không ta phải thở ra nửa chừng, và như thế sẽ không có kết quả như mong muốn mà còn có hại.
  • Tưởng tượng cho luồng khí di chuyển dưới da ,chứ không phải di chuyển trong cổ họng hay vào phổi, sẽ không có kết quả.

Chúc các bạn tập luyện thành công và có sức khỏe tốt.

XEM THÊM: Nắn chỉnh cột sống- phương pháp điều trị bệnh lý xương khớp hiệu quả?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *