10 cách bấm huyệt chữa đau lưng hiệu quả

Hoàng Cầm - Phân tích công dụng của Hoàng Cầm theo Tây Y và Đông Y
Nguyễn ngọc Anh
Tháng Tư 13, 2021

Hoàng cầm vị đắng, tính lạnh, vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm, đại trường tác dụng thanh nhiệt, táo, thấp, cầm máu, an thai, chữa sốt cao, cảm mạo kéodài, phế nhiệt ho, tiểu dắt, ung nhọt, ói ra máu, tiêu tiểu ra máu, máu cam, băng huyết, vàng da viêm gan virus, chống co giật múa vờn do rối loạn chức năng thần kinh trung ương, ngây dại, viêm cơ tim, thấp khớp

Thông tin chung về vị thuốc Hoàng Cầm

Đây là một loài cây thảo, sống lâu năm, cao khoảng 30–50cm. Rễ thuôn dài, màu vàng. Thân vuông, phân nhánh nhiều, có thể nhẵn hoặc có lông.

Lá mọc đối, hình mác hẹp, đầu thuôn nhọn, mép nguyên. Mặt trên lá có màu xanh lục sẫm, cuống ngắn hoặc không có cuống.Cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành, hoa màu lam tím, đài hình chuông. Quả gần như hình cầu.

Hoàng cầm là loài cây ưa sáng, ưa khí hậu ẩm mát ở vùng núi cao như Sa Pa.

Bộ phận dùng của hoàng cầm

Các thầy thuốc thường dùng rễ củ của cây để làm thuốc.

Thành phần hóa học trong hoàng cầm
Rễ có chứa flavonoid, chủ yếu là baicalein, scutclarin. Ngoài ra còn có nhiều tanin nhóm pyrocatechic và nhựa.

Từ rễ củ hoàng cầm, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã xác định được 31 chất thuộc nhóm flavon và flavanon.

Các chất wogonin và skulcapflavon II có trong hoàng cầm cũng là những chất có hoạt tính sinh học đáng chú ý.

Phân tích công dụng của Hoàng cầm theo Tây y

Tên khoa học Scutellaria baicalensis Georgi. Rễ chứa gồm 31 chất thuộc nhóm flavon và flavano, flavonoid, tannin ,nhựa, glycoside, wogonin, skulcapflavon, có tính kháng khuẩn trên các khuẩn gram dương, vi khuẩn ở miệng, kháng histamine, chữa viêm gan virus B thấy DNA của virus viêm gan B giảm, nước sắc hoàng cầm ức chế mạnh aldose reductase mà nó đã gây tích lũy sorbitol trong tế bào làm đục thủy tinh thể ở mắt cho nên hoàng cầm chữa biến chứng tiểu đường làm đục mắt có hiệu quả.

Phân tích công dụng của Hoàng Cầm theo Đông y

Hoàng cầm vị đắng, tính lạnh, vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm, đại trường tác dụng thanh nhiệt, táo, thấp, cầm máu, an thai, chữa sốt cao, cảm mạo kéodài, phế nhiệt ho, tiểu dắt, ung nhọt, ói ra máu, tiêu tiểu ra máu, máu cam, băng huyết, vàng da viêm gan virus, chống co giật múa vờn do rối loạn chức năng thần kinh trung ương, ngây dại, viêm cơ tim, thấp khớp

Hoàng cầm

About the Author Nguyễn ngọc Anh

Tôi là một chàng trai có sức khỏe yếu. 5 tuổi bị gãy tay và phải phẫu thuật. Năm 18 tuổi bị bệnh phổi và phải uống kháng sinh liều cao trong 8 tháng

Chính vì quá trình sử dụng kháng sinh liên tục khiến càng ngày nền tảng sức khỏe, sức đề kháng của tôi càng yếu. Cứ gặp người ốm là bị ốm rồi mắc các bệnh dạ dày, đại tràng...

Biết tình hình sức khỏe của mình như vậy nên tôi có một thói quen mày mò những phương pháp chữa bệnh mà không phải dùng thuốc.( Bởi vì tôi thực sự đã rất sợ phải uống kháng sinh qua các đợt điều trị)

Các tìm hiểu và đi học các môn học như : Tác động cột sống, Khí công y đạo, Diện chẩn tôi càng bị cuốn hút vào các môn học này

Sau nhiều năm nghiên cứu và học tập tôi muốn chia sẻ đến tất cả mọi người những kiến thức nhỏ nhoi mà mình đúc kết được. Tôi biết rằng với những người có chuyên môn và học hành bài bản những kiến thức của tôi chỉ là cơ bản. Nhưng với rất nhiều người bình thường không qua trường lớp thì nó rất có ích

Tôi hy vọng những bài viết tôi chia sẻ sẽ phần nào giúp bạn có tư duy về bệnh của mình. Nhiều hơn nữa là tự tìm và áp dụng những phương pháp có thể cải thiện và nâng cao sức khỏe của bạn

Các bạn có câu hỏi và thắc mắc gì đừng ngần ngại viết mail hay để lại comment tại các bài viết của tôi

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}

Free!

Book [Your Subject] Class!

Your first class is 100% free. Click the button below to get started!

>