Hoàng bá

Hoàng Bá - Phân tích công dụng của Hoàng Bá theo Đông Y và Tây Y

Hoàng bá có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh thận và bàng quang, để tả hỏa, thanh nhiệt, táo thấp, giải độc, dùng để chữa bệnh nhiệt lỵ, tiêu chảy, hoàng đả, đái đục, di mộng tinh, đái ra máu, trĩ máu, xích bạch đới, cốt chưng lao nhiệt, mắt sưng đỏ, loét miệng lưỡi, viêm âm đạo, sưng tinh hoàn, tiểu đường, viêm màng não, viêm lao phổi,  viêm tai giữa có mủ, viêm xoang hàm mãn tính. Hoàng bá phun nước muối sao vàng có tác dụng tư âm giáng hỏa.

Thông tin chung về vị thuốc Hoàng Bá

Hoàng bá là một cây gỗ to, sống lâu năm, cao 10–17m hoặc hơn. Vỏ thân dày, mặt ngoài sần sùi, màu xám đến nâu xám, mặt trong màu vàng. Cành non có màu nâu tím.

Lá kép mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc hình bầu dục, đầu thuôn nhọn, mép nguyên. Mặt trên lá màu lục sẫm, có lông ở gân giữa, mặt dưới nhạt, nhiều lông hơn và phân bố đều.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành thành chùy dài 5–8cm, màu vàng lục hay vàng nhạt. Quả thịt hình cầu, khi chín có màu tím đến, chứa 2–5 hạt cứng.

Mùa hoa vào tháng 5–7 và mùa quả khoảng tháng 10–12.

Cây thường dễ nhầm lẫn với núc nác. Thực tế, người dân vẫn dùng vỏ cây núc nác (Oroxylum indicum (L.) Vent.) thay cho vỏ hoàng bá với tên gọi là hoàng bá nam.

Bộ phận dùng của hoàng bá

Để làm thuốc, người ta sử dụng vỏ thân hoặc vỏ cành của cây, thu hoạch vào tháng 3–6, cạo bỏ lớp bần rồi đem phơi hay sấy khô. Khi dùng thì rửa sạch, ủ mềm rồi chế biến sao tẩm như sau:

Hoàng bá phiến: Đem dược liệu đi ủ mềm, thái phiến chéo, rộng 3–5mm, dài 5cm.
Hoàng bá sao: Cho hoàng bá phiến vào nồi, sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng đậm hoặc đun nồi nóng già (120ºC), đổ dược liệu vào, đảo đều, sao đến khi có màu vàng đậm.
Hoàng bá than: Cho hoàng bá phiến vào nồi, sao đến khi toàn bộ lớp bên ngoài dược liệu đen đều. Để nguội, phun ít nước để trừ hỏa độc.
Hoàng bá tẩm rượu: Hoàng bá 10kg, rượu 2kg. Tất cả trộn đều, ủ trong 30 phút cho ngấm rồi dùng lửa nhỏ sao đến khô. Một cách khác là sao hoàng bá phiến tới nóng già rồi vẩy rượu vào trộn đều, sao lửa nhỏ cho khô.
Hoàng bá tẩm muối: Hoàng bá 10kg, muối ăn 100g. Dùng nước pha muối để có một lượng vừa đủ trộn đều với hoàng bá. Sau khi để 30 phút cho nước muối ngấm đều, dùng lửa nhỏ sao đến khô. Ngược lại, bạn cũng có thể sao hoàng bá phiến đến nóng già rồi vẩy nước muối vào trộn đều, sao khô.

Thành phần hóa học trong hoàng bá

Thành phần chủ yếu trong vỏ hoàng bá là các alkaloid như berberin, palmatin, jatrorrhizin, phellodendrin, magnoflorin, candicin.

Ngoài ra, còn có obacunon, obaculacton, limonin, các hợp chất phenolic… Trong lá cây có phelamurin, amurensin, các chất flavon như phelodendrosid với aglycon pphelamuretin, hyperin…Quả có chứa các limonoid, kihadalacton A và B cùng với 7 turucalan triterpenoid. Tinh dầu quả chứa myreen và geraniol.

Phân tích công dụng của Hoàng bá theo Tây y

Tên khoa học Phellodendron annurense Rupr chứaa berberin, palmatin, jatrorrhizin, phellodendrin, magnoflorin, candicin, ocbacunon, hợp chất phenolic, phelamurin, flavon,limonoid, tinh dầu quả chứa myrcen, geraniol, hạt chứa các limonoid. Có tác dụng kháng khuẩn yếu hơn Hoàng liên, làm giảm số lượng vi khuẩn, kháng nắm gây bệnh ngoài da, kháng roi trùng âm đạo nhưng không mạnh, hạ huyết áp đồng thời làm tăng nhịp tim, làm long đờm, thúc đẩy sự phân tiết của tuyến tụy làm hạ đường huyết, bảo về tiểu cầu.

Phân tích công dụng của Hoàng Bá theo Đông y

Hoàng bá có vị đắng, tính hàn, vào 2 kinh thận và bàng quang, để tả hỏa, thanh nhiệt, táo thấp, giải độc, dùng để chữa bệnh nhiệt lỵ, tiêu chảy, hoàng đả, đái đục, di mộng tinh, đái ra máu, trĩ máu, xích bạch đới, cốt chưng lao nhiệt, mắt sưng đỏ, loét miệng lưỡi, viêm âm đạo, sưng tinh hoàn, tiểu đường, viêm màng não, viêm lao phổi,  viêm tai giữa có mủ, viêm xoang hàm mãn tính. Hoàng bá phun nước muối sao vàng có tác dụng tư âm giáng hỏa.

Hoàng bá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *