Hoa hướng dương

Hoa hướng dương - Phân tích công dụng theo Tây Y và Đông Y

Hoa hướng dương còn có tên là hướng nhật quỳ hoa, văn cúc, tây phan liên, nghênh dương hoa, vọng nhật liên, thái dương hoa, triều dương hoa… Là loài cây thảo sống 1 năm, thân to thẳng có lông cứng, thường có đốm, cao 1-3m. Lá to, thường mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng đầu nhọn, phía dưới hình tim, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn; hoa hình lưỡi, ngoài màu vàng; các hoa lưỡng tính ở giữa màu tím hồng. Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân, có quả vào tháng 1-2.

Theo dược học cổ truyền, hoa hướng dương vị ngọt, tính ấm, không độc, có công dụng trừ phong, minh mục (làm sáng mắt), thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, phù mặt, nặng mặt, đau răng… Hạt hướng dương có tác dụng chữa chứng huyết lỵ, mụn nhọt. Lá hướng dương thường dùng để trị tăng huyết áp. Rễ hướng dương có công dụng chữa các chứng đau ngực sườn, đau do viêm loét dạ dày, tá tràng, đại tiểu tiện không thông thoáng…

Đài hoa hướng dương chủ trị đau đầu hoa mắt, đau răng, đau dạ dày, thống kinh, vết thương viêm loét… Lõi cành cây hướng dương có tác dụng chữa chứng tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, tiểu tiện không thông.

Phân tích công dụng của Hoa hướng dương theo Tây y:

Tên khoa học Helianthus annuus L. Hoa chứa Beta carotene, cryptoxanthin, lutein, quercimeritrin, đế hoa chứa nhiều pectin, có mùi thơm nhẹ dễ chịu, có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, kích thích hô hấp, tăng cường co bóp ruột dùng trong trường hợp liệt ruột, hạ sốt.

Phân tích theo Đông y:

Hướng dương vị ngọt dịu, tính bình, cụm hoa trị bệnh cao huyết áp, đau đầu, choáng váng, ù tai, giảm các cơn đau răng, gan, bụng, kinh nguyệt, xương khớp, viêm vú.

Hoa hướng dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *