Đỗ trọng

Đỗ Trọng - Phân tích tác dụng theo Tây Y và Đông Y

Đỗ trọng là một vị thuốc quý đã được các Danh y sử dụng từ lâu đời, nổi tiếng như một loại thần dược trong điều trị chứng thận hư, đau lưng, đau khớp, thoát vị đĩa đệm. Ngày nay, đỗ trọng vẫn là một thành phần thiết yếu trong bài thuốc trị các chứng bệnh này. Đỗ trọng là một vị thuốc trong Đông y, còn có tên gọi khác là Tư trọng – Ngọc ti bì – Đỗ trọng bắc hay Mộc miên. (wiki)

Thông tin chung về Đỗ Trọng

Đỗ trọng là loài cây gỗ sống lâu năm, cao từ 15-20m, đường kính thân cây từ 33-50cm. Lá mọc so le, phiến lá hình trứng hơi tròn, đuôi lá nhọn, mặt lá màu xanh đậm, mép lá có răng cưa. Lá non có lông tơ, lá già thì bóng láng, cuống lá có rãnh. Hoa đơn tính khác gốc, không có bao hoa. Quả hình thoi, đầu quả xẻ làm hai, tạo thành hình chữ V.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thành phần hóa học của đỗ trọng chứa rất nhiều hoạt chất quý, bao gồm: Alcaloids, vitamin C, Gutta – Percha, Glycoside, Potassium, Albumin chất béo, chất màu, tinh dầu và các muối vô cơ.

MÙI VỊ

Đỗ trọng gần như không mùi, vị hơi đắng, nhai có bã keo. Nếu bẻ ra, có nhiều sợi tơ dai, óng ánh, khó đứt.

THU HÁI VÀ CÁCH CHẾ BIẾN

Thu hái:

Cây đỗ trọng có xuất xứ từ Trung Quốc, ngày nay được trồng nhiều ở tỉnh Lào Cai và một số tỉnh vùng núi phía bắc nước ta.

Bộ phận dùng làm vị thuốc là vỏ cây đỗ trọng, được thu hái vào mùa hạ, khoảng tháng tư và tháng năm. Chọn những cây đã trồng từ 10 năm trở lên, thân lớn, bóc lấy vỏ. Người ta thường chỉ bóc 1/3 vỏ quanh thân cây để giữ cho cây tiếp tục sinh vỏ mới và có thể thu hái tiếp.

Chế biến:

Vỏ bóc về đem luộc nước sôi rồi trải ở chỗ bằng phẳng, lót rơm bên dưới, bên trên nén chặt làm cho vỏ phẳng, lấy rơm phủ kín xung quanh để nhựa chảy hết ra. Sau một tuần, nếu thấy vỏ có màu tím thì có thể dừng ủ, dỡ ra đem phơi, cạo thật sạch lớp vỏ bên ngoài, làm cho vỏ nhẵn bóng, cuối cùng cắt thành từng miếng.

Vỏ cây đỗ trọng được bào chế dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, liều dùng 5 – 12g tùy theo chỉ định điều trị bệnh khác nhau,

Phân tích công dụng của Đỗ trọng theo Tây y

Tên khoa học Eucommia ulmoides Oliv. chứa 2 nhóm chính là iridoid glycoside và lignan glycoside, còn có các acid khác. Vỏ thân Đỗ trong có tác dụng kháng khuẩn chống phân bào, chống ung thư, giảm đau, chống viêm, an thần, nhuận trường, giảm huyết áp

Phân tích Đỗ Trọng theo Đông y:

Vỏ thân Đỗ trọng vị ngọt, hơi cay, tính ấm, tác dụng bổ gan thận, hạ huyết áp, mạch gân xương, dưỡng huyết, an thai, ẩm từ cung, chăn đau lưng chân gối, phong thấp tê phù, di tinh, liệt dương, thận hư tiểu đêm, bại liệt.

Đỗ trọng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *