Mần trầu dùng toàn cây tươi hay khô. Có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, Bổ huyết, hành huyết, lợi tiểu, giải độc, mát gan. Dùng ở các trường hợp hư tổn, chướng bụng, tiểu tiện không thông, phong thấp, sốt rét, sốt, gan nóng, huyết áp cao.
Cỏ mần trầu có khắp mọi miền nước ta và có nhiều tên khác như: vườn trầu, màn trầu… Tên Hán cũng nhiều như: dã kê thảo (móng gà rừng). Tên Latin là Eleusine indica (L) Gaertn, họ Lúa (Poaceae). Cỏ mần trầu có cụm hoa mọc trên 1 cán ở ngọn thân gồm 5 – 7 bông, xếp tỏa tròn như những cái chong chóng, lá nhỏ dài. Cỏ mần trầu cả cây được dùng làm rau thuốc dạng tươi và khô.
Phân tích công dụng của Cỏ Mần trầu theo Tây y
Tên khoa học Eleusine indica (L.) Gaertn.f. tên khác là Ngưu cân thảo, Thanh tâm thảo, chứa flavonoid, glucopy ranosyl, sitosterol và dẫn chất palmitoyl chữa huyết áp cao, sốt cao co giật, hôn mê, phong nhiệt ghẻ lở.
Phân tích theo công dụng cỏ Mần Trầu theo Đông y:
Cỏ Mần trầu có vị ngọt, tính mát, có tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, hạ sốt, cảm nắng, nóng xông lên đầu, giải độc làm mát gan, nổi mẩn đỏ, đái són, đái đỏ, làm ra mồ hôi, lợi tiểu.