Huyệt diện chẩn là gì? Cách tra huyệt diện chẩn ở vùng MẶT ?

Huyệt diện chẩn là gì? Cách tra huyệt diện chẩn ở vùng MẶT ?

 Diện chẩn là phương pháp chữa bệnh chẩn đoán bệnh và chữa bệnh dựa vào các dấu hiệu trên làn da và tác động trực tiếp vào vùng rất nhạy cảm trên làn da của khuôn mặt (gọi là sinh huyệt). Vậy huyệt diện chẩn là gì?? Và các tra huyệt như thế nào để có thể chữa bệnh??

XEM THÊM: Xoa bóp bấm huyệt có tốt không?

1.Huyệt diện chẩn là gì???

Huyệt diện chẩn chỉ đơn giản là các huyệt đạo trên khuôn mặt, cơ thể. Mà từng vị trí của huyệt sẽ là từng loại bệnh.

Khi xác định được các huyệt có bệnh, ta tác động trực tiếp vào các huyệt bị bệnh trên khuôn mặt sẽ giúp phòng và chữa bệnh.

2.Cách tra huyệt diện chẩn??

Huyệt diện chẩn là gì? Cách tra huyệt diện chẩn ở vùng MẶT ?
Cách tra huyệt diện chẩn

Theo như GS-TSKH Bùi Quốc Châu cách tra huyệt diện chẩn sẽ căn cứ theo 3 điều trên:

  •  Số huyệt sẽ được đánh số từ 1 đến 630. Và được chia thành 2 tuyến
  • Tuyến ngang được đánh dấu bằng các ký tự la mã từ tuyến I đến XII.
  • Tuyến dọc sẽ đánh dấu theo ký tự bảng chữ cái. Và xuất pháp từ giữa mặt (tuyến 0) rồi ra dần 2 bên được đánh dấu từ A đến L

XEM THÊM: Rối loạn tiền đình là như thế nào?

Các huyệt diện chẩn theo tuyến ngang được tra như sau:

  • Đường ngang số 0: Được xác định từ chân tóc ở trán dạt ngang sang hai bên.
  • Đường ngang số I: là đường ở giữa đường số 0 và II.
  • Đường ngang số II:  là đường ở giữa đường số  0 và IV.  
  • Đường ngang số III: là đường ở giữa đường số II và IV.
  • Đường ngang số IV: là đường ở đầu 2 chân mày (còn gọi là ấn đường),và nằm giữa đường số III và V
  • Đường ngang số V: Được xác định từ tâm của tròng đen của mắt, và nằm giữa đường số IV và VI. 
  • Đường ngang số VI: Được xác định từ điểm cao nhất của sống mũi hoặc nằm dưới hốc mắt.
  • Đường ngang số VII: Nó là đường thẳng nối liền của hai rãnh bình tai, và nằm giữa đường số VI và VIII
  • Đường ngang số VIII: Vị trí của nó là giữa của viền cánh mũi,và nằm giữa đường số VII và IX
  • Đường ngang số IX: Vị trí của nó là giữa mũi với môi trên.
  • Đường ngang số X: Chỉ có thể xác định khi ngậm miệng lại, vì  nó nằm giữa hai môi.
  • Đường ngang số XI: Nằm ở dưới và gần môi dưới kéo.
  • Đường cong số XII: Nằm ở chính giữa của ụ cằm và đáy cằm 

XEM THÊM: Cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình?

Các huyệt diện chẩn theo tuyến dọc được tra như sau:

  • Tuyến dọc O: Chạy dọc theo đường sống mũi từ chân tóc xuống đáy cằm. Vì vậy các tuyến dọc khác sẽ được định vị theo tuyến dọc O. 
  • Tuyến dọc A: Nằm ở 1/3 của tuyến O và B.
  • Tuyến dọc B: Chạy dọc theo lỗ mũi.
  • Tuyến dọc C:  đi qua đầu mày bên trong mặt. 
  • Tuyến dọc D: Nằm ở điểm khóe mắt phía trong của mắt.
  • Tuyến dọc E: Ở bờ ngoài của tròng đen và ở phía trong con mắt.
  • Tuyến dọc G: Được xác định từ tâm của tròng đen của mắt đồng thời cắt đường ngang số V ở tâm lòng đen của mắt
  • Tuyến dọc H: ở bờ ngoài tròng đen và ở phía bên ngoài con mắt. 
  • Tuyến dọc K: Đi qua điểm cuối khóe mắt trong của phía ngoài con mắt.
  • Tuyến dọc L: Được xác định qua nếp nhăn ở cuối đuôi mắt.

Hướng dẫn xác định vị trí huyệt phổ biến

Các huyệt diện chẩn nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt. Để xác định chính xác các vị trí của huyệt diện chẩn, bạn cần xác định chính xác thông qua bảng huyệt diện chẩn của GS-TSKH Bùi Quốc Châu. Dưới đây là vị trí của một số huyệt chẩn phổ biến:

  • Huyệt số 0: nằm ở 2 rãnh bình tai. Được xác định bằng cách lấy que ấn nhẹ vào chỗ nếp nhăn, nếu thấy đau thì đó chính là vị trí huyệt. Đây là huyệt hay được dùng để ấn trị bệnh về lưng.
  • Huyệt số 1: Nằm ở giữa của 2 huyệt 61 nhưng cao hơn khoảng 1mm.
  • Huyệt số 3: Huyệt này từ chỗ huyệt 61 căn ngang sang 2 bên gặp đường thẳng giữa tâm mắt kéo xuống. Huyệt này hay được ấn để chữa các bệnh về mắt.
  • Huyệt số 5: Là điểm được cắt bởi đường ngang số VIII với tuyến dọc D .Nó hay được ấn để trị bệnh đau mông, đau dây thần kinh tọa, đau xương bánh chè.
  • Huyệt số 6: Ở gần khóe miệng, nằm trên tuyến dọc G từ tâm lòng đen mắt nhìn xuống và nằm giữa đường ngang X và XI 
  • Huyệt số 7: nằm ở giao điểm của tuyến dọc B với đường ngang IX. Hay giữa lỗ mũi kéo xuống.
  • Huyệt số 8: Là vị trí giao điểm giữa hai tâm mắt (đường ngang V) với đường thẳng dọc sống mũi(tuyến dọc O).
  • Huyệt số 9: Từ vị trí gờ cạnh ngoài của hốc mắt kéo xuống sẽ gặp đường ngang của khóe miệng, bạn dùng que ấn nhẹ thấy đau là có thể xác định vị trí huyệt.
  • Huyệt số 10: Nằm ở mép ngoài phía trước của tóc mai kéo thẳng xuống giao với đường ngang của cạnh sống mũi.
  • Huyệt số 11: Nằm ở ⅓ từ huyệt 51 đến huyệt 257 và nằm trên đường ngang XII 
  • Huyệt số 12: nằm trên đường ngang đi qua tâm mắt, và là điểm giao của đường ngang V với tuyến dọc B. 
  • Huyệt số 13: Cách huyệt thứ 3 lên chừng 2mm .
  • Huyệt số 14: Nằm ở giáp mí dái tai dưới. 
  • Huyệt số 15: Ở ngay chỗ lõm phía sau lỗ dái tai 
  • Huyệt số 16: Nằm ở trên đỉnh nếp nhăn hoa tai, giáp với mí dái tai trên về trước mặt.
  • Huyệt số 17: Là chỗ khóe miệng kéo thẳng lên gặp đường ngang của huyệt 63 nối với huyệt số 38.
  • Huyệt số 18: Chính là vị trí từ huyệt 65 kéo thẳng xuống, gặp đường ngang của tâm 2 mắt.
  • Huyệt số 19: Nằm tại vị trí đầu trên của rãnh nhân trung giáp với nếp nhăn của sống mũi.
  • Huyệt số 20: Là vị trí từ huyệt thứ 8 kéo ngang sang chừng 1mm.

 Với việc xác định được chính xác các huyệt, chúng ta có thể dễ dàng điều trị được bệnh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

CÁC BẠN CŨNG TÌM KIẾM: điều trị xương khớp bằng Nắn chỉnh cột sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *