Bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không

triệu chứng của rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình do động mạch nuôi dưỡng não, dây thần kinh số 8 hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong não bị tổn thương. Điều này khiến người bệnh luôn cảm thấy chóng mặt, quay cuồng, mất khả năng giữ thăng bằng, hoa mắt, cơ thể loạng choạng, đau đầu, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi, ăn không ngon ngủ không yên… Những triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, lặp đi lặp lại nhiều lần khiến người bệnh rất khó chịu từ đó ảnh hưởng lớn tới công việc, cuộc sống và khả năng lao động của mỗi người. Trường hợp nặng nếu không thăm khám, điều trị sớm còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi mắc bệnh lý này nhiều người thường lo sợ không biết bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không và chữa như thế nào? Để giải đáp câu hỏi trên hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

 

Lý do dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình có chữa được không
Nguyên nhân mắc chứng rối loạn tiền đình?

Để điều trị bệnh rối loạn tiền đình một cách dứt điểm, người bệnh cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến bệnh rối loạn tiền đình là:

 

  • Lượng máu lên não kém, huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến, các bệnh tim mạch…
  • Áp lực công việc, mất ngủ, căng thẳng, stress, mất ngủ… làm tổn thương hệ thống thần kinh
  • Do hậu quả của các bệnh như: viêm tai giữa, u não, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh…
  • Bị mất máu nhiều, uống quá nhiều rượu bia, sử dụng một số thuốc…
  • Môi trường bị ô nhiễm tiếng ồn
  • Thời tiết chuyển mùa, ít vận động,…
  • Chế độ ăn uống không khoa học, không uống đủ nước mỗi ngày
  • Thay ngủ muộn và thức khuya…

 

Ngoài ra, yếu tố tuổi tác, tiền sử chóng mặt cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình.

 

Tuổi tác: Rối loạn tiền đình xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng người trẻ tuổi   thường có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn người lớn tuổi.

 

Tiền sử bị chóng mặt: Những người có tiền sử hay bị chóng mặt thì khả năng bị hoa mắt, mất thăng bằng… trong hoạt động hàng ngày là rất cao gây mất tập trung khi làm việc.

Để hiểu rõ hươn về rói loạn tiền đình xem thêm tjai đây:  Rối loạn tiền đình và những điều cần biết về bệnh tiền đình

Cách nhận biết chính xác bệnh rối loạn tiền đình 

 

Khi thấy cơ thể xuất hiện một trong những dấu hiệu rối loạn tiền đình dưới đây hoặc có bất cứ những thay đổi bất thường nào bạn cần đi khám càng sớm càng tốt để các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết của bệnh rối loạn tiền đình:

 

Rối loạn thị giác: Giảm thị lực, hoa mắt, chóng mặt, chói mắt khi nhìn ra ánh sáng,…

 

Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng: Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết đầu tiên của bệnh rối loạn tiền đình. Ban đầu, các dấu hiệu này xuất hiện thoáng qua nhưng càng về sau càng nặng. Người bệnh cảm thấy như mình đang bị xoay chuyển, các vật xung quanh đang bập bềnh, di chuyển.

 

Mất thăng bằng, dễ bị ngã: Cơ thể người bệnh rối loạn tiền đình sẽ lâng lâng, cảm giác như bị say rượu, không thể giữ thăng bằng nên rất dễ bị ngã.

 

Giảm khả năng tập trung chú ý: Đầu óc người bị bệnh rối loạn tiền đình thường trong trạng thái mơ hồ, ảo giác, mất tập trung, luôn có cảm giác sợ ngã khi di chuyển.

 

Ngoài ra, bệnh rối loạn tiền đình còn có các triệu chứng khác: hồi hộp, tim đập nhanh, huyết áp thấp hoặc cao. Ở một số trường hợp, người bệnh còn bị tê chân tay, rối loạn thị giác như ù tai, không nghe thấy tiếng gọi xung quanh…

 

Cách phân loại bệnh rối loạn tiền đình

 

Bệnh rối loạn tiền đình chia làm 2 loại là: Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên và rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương.

 

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên: Triệu chứng thường gặp nhất là mất thăng bằng, chóng mặt nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân chính là do hệ thần kinh bị tổn thương ngay tại vùng tai bên trong.

 

Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương: Đây là nhóm bệnh ít gặp do các tổn thương nhân tiền đình ở tiểu não và thân não. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương khó chưa hơn rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên.

xem thêm tại đây: Nguyên nhân của chứng bệnh đau nữa đầu

Bệnh rối loạn tiền đình ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người?

 

Rối loạn tiền đình có thể tái phát nhiều lần, kéo dài hoặc chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết. Bệnh lý này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc, sinh hoạt mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

Các chuyên gia về hệ thần kinh cho biết, người bị rối loạn tiền đình dễ nảy sinh tâm lý nóng giận, cáu gắt, bực tức với những người xung quanh.

 

 Khi bị rối loạn tiền đình nếu người bệnh cố gắng đi lại nhất là lái xe rất có thể bị ngã, gây chấn thương ở vùng tay chân… nguy hiểm hơn là chấn thương sọ não. Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém và tăng nguy cơ mất thính lực hoàn toàn.

 

Vì vậy, khi phát hiện bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên thực hiện điều trị sớm theo phác đồ của bác sĩ tránh để lại nhiều biến chứng xấu xảy ra.

 

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không? Chữa như thế nào?

 

Bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nếu phát hiện bệnh, điều trị kịp thời, đúng cách rối loạn tiền đình có thể hoàn toàn chữa khỏi. Trường hợp phát hiện bệnh muộn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm thì quá trình điều trị sẽ khó khăn và lâu hơn. Dưới đây là một số phương pháp chữa rối loạn tiền đình:

 

Phương pháp dân gian

 

Một số cách chữa trị bệnh rối loạn tiền đình bằng phương pháp dân gian dưới đây chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ như: ấn huyệt, massage và ngâm chân..

 

Ấn huyệt: Đây là phương pháp dùng tay ấn vào các huyệt thái dương, tam âm giao, huyệt hợp cốc… Mỗi ngày thực hiện 3 đến 4 lần, mỗi lần thực hiện từ 5 – 10 phút sẽ giúp giảm ngay triệu chứng chóng mặt, nhức đầu do rối loạn tiền đình gây ra.

 

Massage: Dùng tay nhẹ nhàng massage 2 bên ổ mắt, vùng trán, đỉnh đầu, sau gáy, 2 bên thái dương mỗi ngày 10 – 20 phút để cơ thể nhất là vùng đầu được thư giãn, làm giảm tình trạng đau đầu, mệt mỏi.

 

Ngâm chân bằng nước nóng, trà xanh, sả, gừng: Với phương pháp ngâm chân này đã giải đáp được cho câu hỏi bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không. Nếu thường xuyên ngâm chân kết hợp massage chân giúp làm giảm căng thẳng, thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết hiệu quả từ đó chứng rối loạn tiền đình được giảm đáng kể. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có hiệu quả cho người bệnh ở mức độ nhẹ.

Rối koajn tiền đình chó chữa được không
Ngâm chân giúp lưu thông khí huyết , chữa rối loạn tiền đình

Tập luyện thể thao: Một số bài tập luyện nhẹ nhàng giúp hỗ trợ phục hồi hệ thần kinh, tăng cường sức khỏe như: Yoga, thiền, đi bộ… Lưu ý, tùy vào tình trạng sức khỏe mà mỗi người bệnh nên lựa chọn bài tập phù hợp, tránh tập quá sức mình.

 

Duy trì chế độ ăn uống khoa học: Một chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe cho người bị rối loạn tiền đình. Một số thực phẩm nên lựa chọn như: các loại hoa quả, rau xanh, thịt, cá, trứng… Đồng thời hạn chế đồ ăn cay nóng, chất tạo màu, đồ uống có cồn, có gas….

Để có được hiệu quả tốt nhất thì các bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý: rối loạn tiền đình nê ăn gì?

Điều trị bằng phương y học hiện đại

 

Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp sau: 

 

Liệu pháp phục hồi chức năng: Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập phối hợp giữa đầu, mắt kết hợp với cơ thể để rèn luyện bộ não giúp xử lý và nhận biết mọi tín hiệu từ tiền đình.

 

Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc giúp hỗ trợ làm giảm cơn đau đầu do rối loạn tiền đình. Ở mỗi giai đoạn mạn tính hay cấp tính đều có thuốc uống điều trị khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh không tự ý mua thuốc sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

 

Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng nếu áp dụng các phương pháp trên nhưng bệnh không thuyên giảm và đang ở giai đoạn nặng.

 

Có thể thấy bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không còn tùy thuộc vào thể trạng và bệnh tình của mỗi người. Đây được coi là căn bệnh dễ tái phát lại nên đòi hỏi mỗi người cần kiên trì thực hiện kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh rối loạn tiền đình mới nhanh chóng thuyên giảm.

 

Làm thế nào để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình?

rối loạn tiền đình có chữa được không
chữa rối loạn đình bằng các bài tập thể dục

Để phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình, mỗi người cần: 

 

  • Luyện tập thể dục thường xuyên nhất là các bài liên quan đến đầu, cổ, gáy, vai…
  • Giảm âu lo, căng thẳng, stress kéo dài
  • Tránh xem điện thoại, ngồi máy tính khi bị đau đầu, nên nằm hoặc nghỉ ngơi khi thấy chóng mặt
  • Tránh để cơ thể thiếu nước, cần uống ít nhất 2 lít/ ngày
  • Nếu bị rối loạn tiền đình cần từ bỏ ngay thói quen hút thuốc lá và sử dụng bia, rượu, cà phê
  • Chú ý hoạt động vùng đầu cổ cẩn thận, hạn chế cúi đầu trong mọi tình huống
  • Không nên đứng lên ngồi xuống quá đột ngột
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thực phẩm giàu các vitamin C, A, B6, acid folic… như cam, quýt, rau xanh, ngũ cốc…
  • Bổ sung một số loại thuốc bổ não theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Kết hợp thăm khám sức khỏe thần kinh hàng năm

 

Hy vọng qua bài viết trên người bệnh đã giải đáp được thắc mắc bệnh rối loạn tiền đình có chữa được không. Ngoài ra, khi phát hiện mình có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đến các cơ sở y tế để có cách điều trị phù hợp. Đừng quên bảo vệ sức khỏe thần kinh bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để có hướng điều trị bệnh rối loạn tiền đình kịp thời.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *