Bé sơ sinh bị vàng da và những thông tin cha mẹ cần biết

Cần phân biệt vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý để có biện pháp điều trị phù hợp

Bé sơ sinh bị vàng da là bệnh lý rất thường gặp. Tuy nhiên cha mẹ không cần quá lo lắng; qua bài viết sau đây các bác sĩ chuyên khoa sẽ cung cấp những thông tin hữu ích để nhận biết và ứng phó phù hợp với vấn đề trên.

Những thông tin cần biết về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh
Vàng da là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

Vàng da là gì? Em bé sơ sinh bị vàng da có những dấu hiệu nhận biết nào? Và tại sao trẻ sơ sinh bị vàng da? là những thắc mắc của rất nhiều người khi lần đầu làm cha mẹ. 

Thực tế vàng da là căn bệnh xảy ra khi hồng cầu trong cơ thể bị phá vỡ khiến cho sắc tố vàng da (bilirubin) trong cơ thể tăng lên và ứ đọng trong cơ thể. Bệnh có thể xảy ra trên mọi em bé sơ sinh. Tuy nhiên trẻ sinh thiếu tháng thường gặp vấn đề này với tỉ lệ cao hơn. Hiện nay vàng da có 2 loại: vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý với những dấu hiệu và cách điều trị khác nhau

Vàng da sinh lý

Bệnh diễn ra ở trẻ sau sinh 24h và biến mất hoàn toàn sau từ 1 đến 2 tuần sau sinh. Dấu hiệu bệnh thường thấy là trẻ xuất hiện những mảng da màu vàng nhẹ trên cổ, tay, ngực hay phía bụng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do gan của trẻ chưa có đủ trưởng thành để có khả năng lọc chất độc hại, chất thải trong cơ thể (trong đó có bilirubin). Sau 1-2 tuần, chức năng gan hoạt động tốt hơn thì bệnh cũng sẽ biến mất hoàn toàn mà  không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

Cần phân biệt vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý để có biện pháp điều trị phù hợp
Cần phân biệt vàng da bệnh lý và vàng da sinh lý để có biện pháp điều trị phù hợp

Vàng da bệnh lý

Đây là bệnh lý ở trẻ nhỏ cảnh báo nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Khi đó, dấu hiệu bệnh sẽ xuất hiện sớm ngay trong những giờ đầu sau sinh. Dấu hiệu nhận biết dễ nhận thấy là trẻ sơ sinh bị vàng da vàng mắt và cả toàn thân. Bên cạnh đó, bé sẽ thường xuyên quấy khóc, khó chịu và bỏ bú. 

Nguyên nhân gây nên vàng da bệnh lý là do: bất đồng nhóm máu mẹ con; bệnh lý tán huyết, nhiễm trùng bào thai hay bệnh lý gan mật bẩm sinh,….Chúng sẽ khiến cho lượng bilirubin trong cơ thể bé liên tục tăng cao. Khác với vàng da sinh lý sẽ biến mất sau 1-2 tuần sau sinh. Bệnh sẽ khiến cho trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong ở trẻ.

Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da có sao không? Thực tế vàng da sinh lý không đáng sợ. Tuy nhiên vàng da bệnh lý cần được phát hiện kịp thời để có bệnh pháp can thiệp phù hợp. 

Xem thêm: Bé sơ sinh bị tiêu chảy và cách điều trị

Trẻ sơ sinh bị vàng da phải làm sao? và những tư vấn từ các bác sĩ

Do trẻ còn quá non nớt mà việc bé sơ sinh bị vàng da thường khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Thực chất việc phát hiện sớm và có phương pháp điều trị đúng cách thì vàng da sinh lý hay bệnh lý cũng không phải vấn đề quá khó khăn

Có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Trẻ sơ sinh hấp thụ các chất dinh dưỡng qua sữa. Đặc biệt là nguồn sữa mẹ với những kháng thể quý báu thực sự là nguồn dưỡng chất hoàn hảo với các bé. 

Chế độ dinh dưỡng của mẹ tác động không nhỏ đến việc chữa vàng da ở bé
Chế độ dinh dưỡng của mẹ tác động không nhỏ đến việc chữa vàng da ở bé

Vậy trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì? Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng người mẹ nên ăn uống đủ chất trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Đặc biệt cần bổ sung carotene có trong: bí đỏ, cà rốt,…Đồng thời cho trẻ bé nhiều lần trong ngày từ 8-12 lần để việc đào thải các sắc tố gây vàng da qua đường tiêu hóa trở nên nhanh chóng hơn.

Chăm sóc trẻ đúng cách

Hiện nay, không ít bậc phụ huynh còn có quan niệm rằng cần giữ trẻ trong phòng kín; tránh tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài để đảm bảo sức khoẻ còn rất non nớt của bé. 

Trẻ nhỏ cần được tắm nắng thường xuyên và đúng cách
Trẻ nhỏ cần được tắm nắng thường xuyên và đúng cách

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chứng minh rằng đây là quan niệm vô cùng sai lầm, cần được điều chỉnh. Trong đó, trẻ nhỏ đặc biệt là các em bé sơ sinh cần được tắm nắng thường xuyên. Thời gian thích hợp nhất là từ 6-7 giờ; trong khoảng thời gian 30 phút. Đây là phương pháp hiệu quả, đơn giản nhất trong chữa vàng da sinh lý. Đồng thời giúp bé hấp thụ được nguồn vitamin D quý giá cần thiết cho sự phát triển toàn diện.

Điều trị bằng các biện pháp y khoa hiện đại

Sau vài ngày theo dõi, nếu tình trạng vàng da của bé không được cải thiện thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện sản nhi để được các bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp.

Phương pháp chiếu đèn được sử dụng nhiều trong điều trị vàng da bệnh lý
Phương pháp chiếu đèn được sử dụng nhiều trong điều trị vàng da bệnh lý

Trong đó, chiếu đèn là phương pháp được hầu hết các bệnh viện trên thế giới sử  dụng để làm giảm tình trạng vàng da ở trẻ hiệu quả với mức chi phí phù hợp. Bên cạnh đó, nếu tình trạng vàng da bệnh lý nặng; các bác sĩ có thể tính toán đến phương pháp thay máu cho trẻ để đảm bảo an toàn đến sức khỏe và tính mạng cho các bé.

Em bé sơ sinh bị vàng da là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ mà không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách xử lý phù hợp. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đã mang đến cho mọi người những kiến thức cần thiết để chăm sóc em bé, đặc biệt là các bé sơ sinh bị vàng da.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *