Theo y học cổ truyền, có tất cả 108 huyệt đạo trên cơ thể con người. Chúng có mối liên hệ mật thiết với tạng phủ và kinh mạch, là nơi ra vào của thần khí trong cơ thể. Bấm huyệt là phương pháp sử dụng lực từ ngón tay, bàn tay với các dụng cụ hỗ trợ tác động lên các huyệt đạo nhằm thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu, giảm đau nhức và cải thiện chức năng phủ tạng. Thực hiện bấm huyệt đúng cách kết hợp với các biện pháp khác như châm cứu, xoa bóp… còn giúp điều trị và ngăn ngừa nhiều bệnh lý như: thoái hóa khớp, đau vai gáy, đau nửa đầu, mất ngủ, liệt nửa người… Người bệnh cần tìm đến các thầy thuốc bấm huyệt chữa bệnh có chuyên môn, kinh nghiệm để thực hiện đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn và cũng như phát huy tối đa tính hiệu quả của phương pháp.
Tìm hiểu bấm huyệt là gì?
Bấm huyệt là một phương pháp trong y học cổ truyền bao gồm các hoạt động từ bàn tay hay ngón tay tạo ra áp lực khác nhau tác động đến các bộ phận có liên hệ mật thiết tới các cơ quan nội tạng của cơ thể nhằm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời điều trị và phòng tránh bệnh tật thông qua cơ chế tự chữa lành của cơ thể.

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, liệu pháp này được dựa trên các khái niệm về năng lượng sống di chuyển và phân bố kinh mạch trong cơ thể.
Bấm huyệt giúp khai thông kinh mạch, hoạt lạc, thư giãn và giảm đau, chữa lành cho các vùng bị bệnh trên cơ thể. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thực hiện bấm huyệt còn có thể giảm căng thẳng, giúp tinh thần sảng khoái, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bấm huyệt cũng thường được kết hợp với các liệu pháp khác như châm cứu, xoa bóp… nhằm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh.
Thời gian thực hiện mỗi lần bấm huyệt thường nằm trong khoảng 25 đến 30 phút và 1 lần/ngày. Liệu trình trị liệu dao động từ 10 – 15 ngày, tùy tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ ra chỉ định từ 1 tới 3 liệu trình.
Bấm huyệt là thủ thuật an toàn, hầu như không làm đau đớn hay gây khó chịu cho người bệnh. Người bệnh có thể cảm thấy căng tức hay hơi nhói khi tác động vào huyệt đạo, tuy nhiên đây là biểu hiện thường gặp, cho thấy thầy thuốc đang thực hiện đúng kỹ thuật.
Trong trường hợp bấm huyệt sai kỹ thuật, lực ấn quá mạnh hoặc kỹ thuật viên để móng tay dài, người bệnh có thể bị đau, kèm theo một số triệu chứng bầm tím, chảy máu, choáng váng. Do vậy, việc lựa chọn chuyên gia bấm huyệt uy tín, có trình độ, được đào tạo bài bản là rất quan trọng.
XEM THÊM: Bấm huyệt chữa đau lưng?
Phương pháp bấm huyệt chữa bệnh gì?

Bấm huyệt đúng kỹ thuật, theo liệu trình khoa học không chỉ nâng cao, cải thiện sức khỏe, tăng đề kháng mà còn giúp điều trị một số loại bệnh lý nhờ những lợi ích sau:
Tác dụng của bấm huyệt với tuần hoàn
Bấm huyệt giúp cải thiện tình trạng khí huyết ứ trệ hay suy nhược cơ thể, thông kinh lạc, cân bằng âm dương, lưu giữ khí tốt và đẩy tà khí ra ngoài, bên cạnh đó còn làm giảm huyết áp và nhịp tim.
XEM THÊM: Xoa bóp bấm huyệt chữa đau vai gáy?
Tác dụng của bấm huyệt đối với hệ thần kinh
Bấm huyệt chữa bệnh đau đầu, trầm cảm, lo âu, run tay, chống mệt mỏi, buồn nôn, buồn ngủ do say tàu xe, liệt mặt, liệt nửa người, đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, rối loạn thần kinh thực vật… Thường xuyên bấm huyệt giúp cải thiện trí nhớ, thư giãn, giải tỏa căng thẳng thần kinh, giảm stress, tăng khả năng tập trung, chống mất ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
Tác dụng đối với hệ cơ xương khớp
Bấm huyệt được áp dụng phổ biến trong điều trị các chứng đau lưng, đau thắt lưng, thoái hóa xương khớp, đau vai gáy, thoát vị đĩa đệm, ngoài ra còn chống viêm khớp, thư giãn gân cốt, phục hồi chức năng vận động…
XEM THÊM: Bấm huyệt chữa thoái hóa khớp gối?
Tác dụng của bấm huyệt đối với cơ quan nội tạng
Lợi ích nổi bật nhất của bấm huyệt đối với phủ tạng là tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa, tăng đào thải các chất cặn bã đồng thời hấp thuu tốt dinh dưỡng; ngoài ra, bấm huyệt còn giúp giảm đau dạ dày, chống buồn nôn do say tàu xe hoặc do mang thai, buồn nôn do hóa trị, sau phẫu thuật…
Tác dụng của bấm huyệt với hô hấp
Liệu pháp này có tác dụng giảm các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm như ho, nghẹt mũi, sổ mũi…; chữa viêm xoang; phòng tránh và điều trị viêm amidan.
Tác dụng của bấm huyệt với khả năng sinh sản
Bấm huyệt giúp kích thích sinh lý; giảm đau bụng kinh ở nữ giới cũng như điều trị các chứng rối loạn kinh nguyệt (rong kinh, mất kinh, cường kinh) hay tiền kinh nguyệt, ngoài ra còn hỗ trợ điều trị các bệnh về buồng trứng, tử cung như u xơ tử cung; tăng khả năng sinh sản cho cả hai giới…
Không chỉ vậy, thường xuyên bấm huyệt còn giúp chị em phụ nữ làm đẹp da, thư giãn cơ mặt, nâng cơ trẻ hóa, giảm béo mặt cũng như hỗ trợ giảm cân toàn thân lành mạnh.
XEM THÊM: Mộng tinh, di tinh là gì?
Một số tác dụng khác gồm có:
thải độc cho gan; chữa thận yếu, bổ thận, tăng cường chức năng cho thận; kiểm soát đường huyết; làm sáng mắt, điều trị tật khúc xạ như cận thị; hỗ trợ điều trị bệnh trĩ; cân bằng nội tiết; nâng cao sức khỏe tổng thể…
Hướng dẫn một số thủ thuật bấm huyệt tại nhà

Bấm huyệt là một phương pháp trị liệu bổ sung khá an toàn, không xâm lấn, không dùng thuốc và không ảnh hưởng đến cơ thể khi tác động trong thời gian dài. Hiện nay, lựa chọn bấm huyệt tại nhà đã trở nên phổ biến do nhu cầu điều trị tăng cao trong khi có nhiều người bệnh vì bận rộn mà không có thời gian đến bệnh viện. Bấm huyệt tại nhà còn thích hợp cho người bệnh già yếu, gặp khó khăn khi đi lại, đặc biệt phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều bệnh nhân không muốn đến nơi tập trung đông người, phải chờ đợi lâu.
Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu với bạn đọc một số thủ thuật bấm huyệt có thể thực hiện tại nhà đơn giản như sau. Lưu ý, dù là thủ thuật đơn giản, bạn vẫn cần thực hiện đúng kỹ thuật dưới sự giám sát của người có chuyên môn.
Day: Đây là thủ thuật sử dụng đến mô ngón tay út hoặc ngón tay cái hoặc gốc bàn tay ấn xuống vùng da cần điều trị sau đó di chuyển theo vòng tròn, có thể nhìn thấy da di động theo tay.
Miết: Thầy thuốc dùng vân ngón cái ấn và miết chặt, kéo căng vùng da cần điều trị của người bệnh, di động tay theo hướng lên xuống hoặc từ trái qua phải và ngược lại.
Bóp: Dùng đầu các ngón tay hoặc hai đầu ngón cái và ngón trỏ (cách khác là dùng bàn tay) bóp và kéo vùng da thịt tại vị trí các huyệt đạo cần được tác động.
Bấm: Lấy mô ngón cái, ngón út, gốc bàn tay hay đầu ngón cái ấn vào huyệt đạo nơi bị đau sẽ giúp giảm đau hiệu quả,đồng thời thư giãn các cơ xương khớp.
Điểm: Thầy thuốc dùng đốt thứ 2 và thứ 3 của ngón giữa và ngón trỏ hoặc dùng các ngón cái hay phần khuỷu tay ấn vào huyệt vị. Thủ thuật này thường áp dụng lên các chi và thắt lưng.
XEM THÊM: Cách bấm huyệt chữa rối loạn tiền đình?
Với những ưu điểm của mình, bấm huyệt ngày càng được ưa chuộng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị bệnh lý. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, bấm huyệt chỉ có giá trị như một liệu pháp bổ sung giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh. Để phương pháp này đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh cần lựa chọn bấm huyệt với bác sĩ có chuyên môn tại các cơ sở y tế đáng tin cậy như Trung tâm dưỡng sinh Linh Đan. ĐC: 160A Hoa Bằng – Yên Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội. SĐT: 0986967010.
Linhdan.vn hay dưỡng sinh Linh Đan là trung tâm chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp y học cổ truyền như: Xoa bóp bấm huyệt, tác động cột sống, nắn chỉnh cột sống và khí công y đạo. Liên kết chia sẻ đào tạo các phương pháp chăm sóc sức khỏe bằng đông y và nền y học bổ sung. Linh Đan cũng cung cấp thiết bị y tế và các sản phẩm sức khỏe từ thiên nhiên.
XEM THÊM: Nắn chỉnh cột sống-pương pháp điều trị hiệu quả bệnh lý xương khớp